Giao dịch kiểu phá vỡ (Breakout) và phá vỡ giả (Fakeouts) là những chiến thuật mà mọi nhà giao dịch nên trang bị.
1.1 Giao dịch phá vỡ và phá vỡ giả
Giao dịch kiểu phá vỡ (Breakout) và phá vỡ giả (Fakeouts) là những chiến thuật mà mọi nhà giao dịch nên trang bị.
Các bài học về Breakout và Fakeouts bao gồm như sau :
1. Giao dịch Breakouts
Breakout trong giao dịch sẽ chả có gì hay ho nếu bạn không biết cách sử dụng. Nhưng nếu bạn biết sử dụng nó một cách hiệu quả, bạn có thể thu được hàng đống lợi nhuận.
2. Cách đo lường biến động
Thế giới forex có rất nhiều công cụ giúp bạn tìm ra các cơ hội giao dịch breakout, bạn sẽ được học trong những phần sắp tới
3. Các loại Breakouts
Việc xác định được breakout xảy ra là theo kiểu đảo chiều hay tiếp diễn là rất quan trọng, nó giúp bạn không vào ngược chiều cần giao dịch.
4. Phát hiện Breakouts
Không như các breakout (mụn) bất ngờ nổi lên mặt Emotes-face-smile-icon , Breakout trong giao dịch không cần soi gương để phát hiện. Phát hiện breakout trong giao dịch thật sự là quá dễ dàng.
5. Đo lường sức mạnh của Breakout
Đo lường sức mạnh của Breakout, chúng ta có công cụ để làm việc này.
6. Giao dịch Breakout giả ( Fakeouts )
Fakeout là cách nói về kiểu giao dịch phá vỡ giả. Đôi khi, bạn cũng có thể kiếm tiền bằng cách giao dịch theo chiều ngược lại của breakout. Nghe khá là điên rồ đúng không ? và chúng tôi gọi đó là cách giao dịch breakout ngược.
7. Giao dịch Breakout giả như thế nào
Các chuyên gia biết điều đó, và bạn có thể học theo.
8. Tổng kết giao dịch Breakout và Breakout giả
1.2 Cách đo lường biến động
Volatility (biến động) là chỉ số chúng ta có thể sử dụng để tìm ra cơ hội giao dịch breakout tốt.
Volatility đo lường sự trồi sụt giá trên một khoảng thời gian và thông tin này được sử dụng để phát hiện breakout.
Có một vài indicators dưới đây có thể giúp bạn đo sự biến động :
1. Moving Average :
Moving Average có lẽ là indicator thông dụng nhất mà các nhà giao dịch thường sử dụng, cho dù nó là một indicator đơn giản, nó vẫn cung cấp được những thông số đáng giá.
Moving Average đo sự di chuyển trung bình của thị trường trong một khoảng thời gian X, với X là khoảng thời gian bạn có thể chọn theo ý bạn.
Ví dụ, nếu bạn sử dụng 1 đường dịch chuyển trung bình 20 –SMA 20 trên biểu đồ ngày, nó sẽ cho bạn thấy sự dịch chuyển trung bình của 20 ngày trước đó.
Có nhiều loại moving averages khác như exponential và weighted, nhưng trong mục tiêu của bài học này, chúng ta sẽ không đi vào chi tiết các loại đường moving averages.
Để tìm hiểu thêm thông tin về Moving Averages bạn có thể tìm đọc tại bài học về Moving Average
2. Bollinger Bands
Bollinger bands là công cụ tuyệt vời để đo lường sự biến động bởi vì nó được tạo ra chính xác là để làm chuyện đó.
Bollinger bands đơn giản là 2 đường lệnh chuẩn trên và dưới đường Moving Average trong một khoảng thời gian X.
Vì thế, nếu chúng ta đặt X = 20, chúng ta sẽ có 1 đường SMA 20 và 2 đường khác. Một đường được vẽ ra với độ lệnh chuẩn +2 nằm trên và một đường được vẽ ra với độ lệch chuẩn -2 nằm dưới.
Khi dải Bollinger thu hẹp, nó cho chúng ta biết volatility thấp.
Khi dải Bollinger mở rộng, nó cho chúng ta biết volitilaty cao.
Để tìm hiểu thêm về Bollinger bands, bạn có thể xem tại bài học về Bollinger bands
3. Average True Range (ATR)
Indicator cuối cùng trong danh sách này là ATR
ATR là công cụ tuyệt vời để đo volatility vì nó cho chúng ta biết biên độ giao dịch trung bình của thị trường trong một khoảng thời gian X, với X là khoảng thời gian bạn muốn đặt.
Vì thế, nếu bạn đặt ATR = 20 trên biểu đồ ngày, nó sẽ cho bạn biết biên độ giao động trung bình trong 20 ngày trước đó.
Khi ATR xuống thấp, đó là thông báo Volatility đang giảm thấp. Khi ATR tăng cao, chúng ta biết rằng Volatility đang lên cao.
1.3 Các loại Breakout
Khi giao dịch Breakout, bạn cần nắm được 2 loại breakout chính như sau :
1. Breakout tiếp diễn
2. Breakout đảo chiều
Biết được loại breakout mà bạn đang nhìn thấy là loại nào sẽ giúp bạn hiểu được những gì đang diễn ra trên bức tranh thị trường rộng lớn.
Breakout rất quan trọng vì nó chỉ ra sự thay đổi trong cung/cầu đối với cặp tiền mà bạn đang giao dịch. Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến sự di chuyển của thị trường và do đó sẽ tạo ra những cơ hội giao dịch tuyệt vời cho bạn.
Breakout tiếp diễn
Đôi khi sau một chặng di chuyển rộng theo một hướng nhất định, giá sẽ có một khoảng nghỉ ngơi. Điều này diễn ra khi nhóm mua và nhóm bán đang dừng lại để xem xét nên làm gì tiếp theo. Và kết quả là, bạn sẽ nhìn thấy thị trường dao động trong một biên độ có giới hạn trên dưới, gọi là giá đang consolidation.
Sau đó, nếu các nhà giao dịch cho rằng xu hướng ban đầu vẫn là hướng đi đúng, và tiếp tục đầy giá theo hướng cũ, kết quả là chúng ta có mô hình breakout tiếp diễn. Nói một cách đơn giản. breakout tiếp diễn là tiếp tục xu hướng đã có ban đầu.
Breakout đảo chiều :
Breakout đảo chiều bắt đầu cũng giống như Breakout tiếp diễn , sau một chặng di chuyển , giá vào khu vực nghỉ ngơi.
Nó chỉ khác biệt ở chỗ sau khi consolidation, các nhà giao dịch nhận thấy xu hướng cũ đã không còn lực đi tiếp và bắt đầu đẩy giá theo hướng ngược lại. Kết quả là, chúng ta có mô hình Breakout đảo chiều, như ở hình bên dưới
Breakout giả :
Bây giờ chúng tôi biết bạn đang rất hứng thú để bắt đầu giao dịch Breakout nhưng bạn cũng cần phải cẩn trọng. Thị trường có thể làm bạn ngỡ ngàng vì thỉnh thoảng nó tạo ra các Breakout giả.
Breakout giả xuất hiện khi giá phá vỡ qua 1 mức xác định ( Support, resistance, triangle, trend line…) nhưng không tiếp tục di chuyển theo hướng đó . Ngược lại, cái bạn nhìn thấy có thể chỉ là một nến bật lên nhưng theo sau đó lại là các nến quay ngược trở lại khu vực range.
Một cách tốt để tham gia một giao dịch Breakout là chờ cho đến khi giá retrace lại mức bị phá vỡ trước đó, sau đó xem xét xem giá có bật lại để tạo các điểm cao hay thấp mới hay không ( điểm cao hay điểm thấp phụ thuộc vào hướng bạn đang giao dịch).
Một cách khác để tránh Breakout giả đó là bạn không tham gia giao dịch ngay khi thấy breakout. Bằng cách theo dõi xem giá có tiếp tục di chuyển theo hướng breakout không, bạn có thể sẽ tìm cho mình cơ hội giao dịch cho lợi nhuận tốt. Nhược điểm của sự cẩn trọng này là bạn có thể sẽ bỏ mất một vài cơ hội nếu giá di chuyển quá nhanh không chút do dự sau khi breakout.
1.4 Phát hiện Breakout
Phát hiện Breakout bằng mắt thường không khó. Một khi bạn bắt đầu làm quen với các dấu hiệu của Breakout, bạn sẽ có thể phát hiện các giao dịch tiềm năng một cách nhanh chóng.
Mô hình mẫu :
Bạn nên làm quen với việc nhận biết một số mô hình quen thuộc thường dẫn đến Breakout đảo chiều. Đó là một số mô hình sau :
Double Top/ Bottom
Head and Shoulders
Triple Top/ Bottom
Để tìm hiểu thêm thông tin về các dạng mô hình này, bạn có thê xem lại bài Các mô hình biểu đồ
Ngoài các mô hình biểu đồ, có một số công cụ và các đường chỉ dẫn mà bạn có thể dùng cho các trường hợp Breakout đảo chiều.
Đường xu hướng
Cách đầu tiên để phát hiện Breakout là vẽ các đường xu hướng trên biểu đồ. Để vẽ một đường xu hướng bạn chỉ cần nhìn vào biểu đồ và vẽ một đường đi với xu hướng hiện tại.
Khi vẽ đường xu hướng, tốt nhất là bạn nên nối ít nhất 2 đỉnh với nhau và 2 đáy với nhau. Nếu đường xu hướng càng đi qua nhiều đỉnh hoặc nhiều đáy thì đường xu hướng đó càng mạnh.
Vậy làm thế nào để bạn có thể tận dụng được lợi thế từ các đường xu hướng? Khi giá tiếp cận đường xu hướng của bạn, có 2 điều có thể xảy ra. Giá có thể bật ra khỏi đường xu hướng để tiếp tục di chuyển theo xu hướng hoặc có thể phá qua đường xu hướng để gây ra một sợ đảo chiều. Như vậy chúng ta có thể phát hiện Breakout.
Tuy nhiên , chỉ nhìn vào giá thôi thì chưa đủ để kết luận về Breakout, sử dụng thệm các đường chỉ dẫn (đã được đề cập ở trên trong bài học này) sẽ giúp bạn rất nhiều.
Chú ý rằng cặp EUR/USD phá vỡ xu hướng đường MACD đã cho thấy đà giảm. Với thông tin này, chúng ta có thể nói rằng sự phá vỡ sẽ tiếp tục đẩy giá EUR/USD xuống nữa , và các nhà giao dịch nên Sell cặp tiền này.
Kênh xu hướng
Một cách khác để phát hiện cơ hội giao dịch Breakout là vẽ kênh xu hướng. Vẽ một kênh xu hướng cũng gần giống như vẽ đường xu hướng, chỉ khác là sau khi vẽ đường xu hướng, bạn vẽ thêm 1 đường nữa ở phía bên kia.
Kênh xu hướng rất hữu ích vì bạn có thể phát hiện Breakout trên cả 2 hướng của kênh. Cách phát hiện Breakout cũng tương tự như đối với đường xu hướng mà tôi đã trình bày ở trên.
Hãy chú ý rằng MACD cho thấy đà giảm mạnh từ khi EUR/USD phá vỡ đường dưới của kênh. Đây có vẻ là một dấu hiệu tốt để Sell.
Mô hình tam giác
Cách thử 3 để bạn phát hiện Breakout là nhìn vào các mô hình tam giác. Mô hình tam giác được hình thành khi thị trường giảm biến động và bắt đầu đi vào một biên độ hẹp. Mục tiêu của chúng ta là chuẩn bị cho một cơ hội giao dịch khi breakout xảy ra.
Có 3 loại mô hình tam giác :
1.Tam giác thăng
2.Tam giác giáng
3.Tam giác đều
Tam giác thăng
Tam giác thăng là hình thức tam giác có một mức kháng cự phía trên và giá liên tục tạo ra các mức thấp cao dần lên. Đây là biểu hiện cho thấy xu hướng tăng giá đang dần chiếm ưu thế so với xu hướng giảm giá.
Câu chuyện đằng sau một tam giác thăng là mỗi lần giá đạt mức giá cao nhất định, các thương nhân bị thuyết phục bán ra ở giá đó, dẫn đến giá giảm xuống.
Ở phía bên kia, một số thương nhân tin rằng giá sẽ cao hơn, và khi giá bắt đầu giảm, họ chấp nhận mua giá cao hơn so với giá thấp trước đó của nó. Kết quả là một cuộc đấu tranh giửa phe mua và phe bán để đi đến một thách thức cuối cùng.
Điều chúng ta chờ đợi là một sự phá vỡ đi lên từ tín hiệu tăng giá của tam giác thăng. Khi thấy giá vượt qua khỏi mức kháng cự, chúng ta có thể Buy.
Tam giác giáng
Tam giác giáng về cơ bản nó chính là mô hình đảo ngược của tam giác thăng. Người bán tiếp tục gây sức ép lên người mua, và kết quả là chúng ta thấy xuất hiện các điểm cao thấp dần và gặp ngưỡng hỗ trợ mạnh.
Tam giác giáng nói chung là tín hiệu giảm giá. Để tận dụng lợi thế tín hiệu này, mục tiêu của chúng ta là Sell nếu giá phá vỡ xuống khỏi đường hỗ trợ.
Tam giác cân
Loại thứ 3 của mô hình tam giác là tam giác cân. Mô hình tam giác cân không có đường cản nằm ngang ở phía trên hoặc phía dưới, đường cản trên hướng xuống và đường cản dưới hướng lên
Không giống mô hình tam giác thăng cho dự đoán giá sẽ phá vỡ đi lên hoặc tam giác giáng cho dự đoán giá sẽ đi xuống, tam giác cân không cho dự đoán giá sẽ phá vỡ theo hướng nào. Bạn cần chuẩn bị để giao dịch theo bất cứ hướng nào.
Trong trường hợp có tam giác cân, bạn cần chuẩn bị giao dịch theo cả 2 hướng phá vỡ lên và phá vỡ xuống. Một khi giá đã phá vỡ 1 bên, chiều bên kia sẽ không được sử dụng nữa
Trong kịch bản trên, GBP/USD phá vỡ theo hướng đi lên , bạn vào lệnh Buy.
Tóm tắt về các dạng Breakouts tam giác :
- Tam giác thăng dự báo giá sẽ phá vỡ đi lên
- Tam giác giáng dự báo giá sẽ phá vỡ đi xuống
- Tam giác cân có thể phá vỡ 1 trong 2 hướng.
1.5 Đo lường sức mạnh của Breakout
Như bạn đã học trong bài học trước, sau khi thị trường di chuyển một quãng dài, nó bắt đầu vào giai đoạn củng cố (consolidation), một trong 2 điều có thể xảy ra :
Giá tiếp tục đi theo hướng trước đó.
Giá đảo chiều theo hướng ngược lại.
Liệu có cách nào để xác nhận chắc chắn có Breakout xảy ra , hay liệu có cách nào giúp chúng ta tránh được breakout giả ?
Bạn hãy đoán xem… Vâng, có một cách …
Trong thực tế, có một vài cách có thể cho chúng ta biết liệu xu hướng có sắp đảo chiều hay không .
MACD – Moving Average Convergence Divergence _ Đường trung bình hội tụ phân kỳ
Tới thời điểm bây giờ , bạn đã có kiến thức nền tảng tốt về chỉ số MACD. Nếu không, bạn có thể xem lại bài học về MACD của chúng tôi ở các phần trước.
MACD là một trong các chỉ số phổ biến nhất được các nhà giao dịch sử dụng. Nó đơn giản nhưng đáng tin cậy và có thể giúp nhận biết động lực (momentum) và biết khi nào thị trường đang thiếu động lực.
MACD có thể được hiển thị bằng nhiều cách , nhưng một trong những cách hấp dẫn nhất là nhìn vào nó theo các vạch biểu đồ. Những biểu đồ này không cho thấy rõ sự khác biệt giữa đường MACD nhanh và chậm. Khi các vạch biểu đồ cao lên, có nghĩa là động lực thị trường đang mạnh lên. Khi các vạch biểu đồ thấp xuống, nó có nghĩa là động lực thị trường đang yếu đi.
Vậy, làm thế nào chúng ta có thể sử dụng nó để phát hiện một sự đảo ngược xu hướng ?
Hãy nhớ lại những dấu hiệu giao dịch được gọi là phân kỳ (ở lớp học trước) và nó xảy ra như thế nào khi giá và đường chỉ dẫn di chuyển theo 2 hướng đối nghịch ? Vì MACD cho chúng ta thấy động lực cho nên nó sẽ tăng khi thị trường đang tạo ra xu hướng. Tuy nhiên, nếu MACD bắt đầu giảm ngay cả khi thị trường đang tiếp tục xu hướng, bạn có thể suy ra rằng động lực đang giảm và xu hướng có thể sắp kết thúc.
Bạn có nhận ra điều này khi nhìn thấy giá di chuyển cao hơn, trong khi MACD lại thấp dần đi. Điều này có nghĩa là ngay cả khi giá vẫn còn xu hướng, động lực đã bắt đầu yếu dần. Từ thông tin này, chúng ta dự báo rằng khả năng đảo chiều rất có thể sẽ xảy ra.
RSI-Relative Strength Index- Chỉ số sức mạnh liên quan
RSI là một chỉ báo động lực hữu ích để xác nhận có breakout đảo chiều. Về cơ bản, chỉ số này cho chúng ta biết sự thay đổi giữa giá đóng cửa cao hơn và thấp hơn trong một giai đoạn. Chúng ta sẽ không đi quá chi tiết vế vấn đề này vì bạn có thể đọc lại ở những bài học trước.
RSI có thể được sử dụng theo cách tương tự như MACD để tìm ra sự phân kỳ. Bằng cách phát hiện ra phân kỳ, bạn sẽ dự đoán trước được sự đảo chiều xu hướng có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, RSI cũng rất tốt trong việc cho thấy một xu hướng đã được mua quá nhiều hay bán quá nhiều. Một dấu hiệu phổ biến cho thấy thị trường đã quá mua là khi RSI trên 70. Ngược lại, dấu hiệu phổ biến cho thấy thị trường đã quá bán là nếu RSI thấp hơn 30.
Vì xu hướng là sự chuyển động cùng một hướng trong một khoảng thời gian, nên bạn sẽ rất thường thấy RSI đi vào vùng quá mua hoặc quá bán, điều này phụ thuộc vào việc thị trường đang có xu hướng theo hướng nào.
Nếu một xu hướng đã đi vào vùng quá mua/quá bán sau đó quay trở lại vào phạm vi RSI, đó là một tín hiệu tốt cho biết xu hướng có thể đảo chiều.
Trong một ví dụ tương tự như đã nêu trên, RSI cho thấy thị trường đã quá mua sau một thời gian dài. Một khi RSI quay lại xuống dưới 70, nó là một tín hiệu tốt báo hiệu đảo chiều sắp xảy ra.
1.6 Breakout giả
Breakout là hiện tượng phổ biến mà các trader thường gặp.
Khi giá phá vỡ ra khỏi khu vực hỗ trợ hoặc kháng cự, người ta sẽ kỳ vọng giá tiếp tục di chuyển trong cùng một hướng mà nó đã phá vỡ. Và để làm được điều đó, nó cần phải có một động lực đủ mạnh để thật sự phá vỡ ra khỏi mức cản.
Bạn cần chờ vài phút, để xem liệu sau khi phá vỡ , giá có đột nhiên di chuyển theo hướng ngược lại hay không.
Một điều bạn nên lưu ý là mức hỗ trợ hay kháng cự không chỉ là 1 đường mà nên xem xét nó như một khu vực mà trong đó ta có thể dự đoán được những phản ứng của giá khi giá di chuyển tại các khu vực này.
Mức hỗ trợ là khu vực là nơi áp lực mua đủ để vượt qua áp lực bán.
Mức hỗ trợ mạnh có nhiều khả năng giữ vững ngay cả khi giá đã phá vỡ qua nó, khi đó, nhà giao dịch có thể tìm được cơ hội mua với giá tốt.
Mức kháng cự cũng giống như mức hỗ trợ nhưng nó có tác dụng ngược lại, đó là nơi áp lực bán đủ mạnh để vượt qua áp lực mua.
Mức kháng cự mạnh mẽ có khả năng giữ vững ngay cả khi giá đã phá vỡ qua nó, khi đó, nhà giao dịch có thể tìm được cơ hội sell với giá tốt.
Giao dịch Breakout giả là gì ?
Giao dịch theo breakout giả có nghĩa là kinh doanh theo hướng ngược lại của breakout.
Bạn sẽ kinh doanh theo Breakout giả nếu bạn tin rằng sự phá vỡ khỏi mức hỗ trợ hay kháng cự chỉ là sự phá vỡ giả và giá không thể tiếp tục đi theo hướng phá vỡ đó. Trong những trường hợp mà mức hỗ trợ hay kháng cự là những mức rất quan trọng, thì kinh doanh ngược lại breakout được chứng minh là một cách giao dịch sáng suốt.
Hãy lưu ý rằng giao dịch Breakout giả là một chiến lược ngắn hạn rất tuyệt vời. Sự phá vỡ có thể thất bại một vài lần đầu tiên và cho chúng ta cơ hội giao dịch breakout giả trước khi sự phá vỡ thật sự thành công.
Chúng tôi nhắc lại : Giao dịch Breakout giả là cách giao dịch tuyệt vời nhưng chỉ trong ngắn hạn, nó không thích hợp với các giao dịch dài hạn.
Giao dịch Breakout có sức hấp dẫn đối với nhiều nhà giao dịch độc lập, vì sao ?
Các mức hỗ trợ và kháng cự được cho là các mức sàn và trần. Nếu các mức này bị phá vỡ, người ta mong chờ giá sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng phá vỡ.
Nếu một mức hỗ trợ bị phá vỡ, điều đó có nghĩa biến động giá chung là giá đi xuống và mọi người sẽ sell nhiều hơn buy.
Ngược lại, nếu một mức kháng cự bị phá vỡ, sau đó đám đông tin rằng giá có nhiều khả năng tiếp tục lên cao, người ta sẽ mua nhiều hơn bán.
Những người giao dịch độc lập thường có lòng tham, họ tin vào việc giao dịch theo hướng của breakout là có lợi, họ tin vào việc khi giá di chuyển xa, lợi nhuận thu được sẽ lớn.
Trong một thế giới hoàn hảo tuyệt đối, điều này là đúng. Tuy nhiên, thế giới này không có sự hoàn hảo tuyệt đối, vì thế rất nhiều Breakout xảy ra chỉ là Breakout giả.
Breakout thất bại đơn giản bởi vì thiểu số nhà giao dịch chuyên nghiệp lấy đa số lợi nhuận từ thị trường. Thiểu số các nhà giao dịch chuyên nghiệp có xu hướng sử dụng những tài khoản rất lớn và có những giao dịch mua bán lớn.
Để bán một cái gì đó, nhất định phải tìm được người mua. Tuy nhiên, nếu tất cả mọi người đều muốn mua trên mức kháng cự hoặc muốn bán dưới mức hỗ trợ, các nhà cái sẽ phải ôm số hàng cho phía bên kia. Và chúng tôi cảnh báo bạn rằng , các market maker không phải là những kẻ ngốc.
Tôi không phải là kẻ ngu ngốc
Các nhà kinh doanh nhỏ lẻ thích giao dịch theo chiều breakout.
Các tổ chức giao dịch chuyên nghiệp với nhiều kinh nghiệm, thích giao dịch ngược chiều breakout (breakout giả).
Những nhà giao dịch thông minh thường tận dụng lợi thế về kiểu tư duy bầy đàn của các nhà giao dịch thiếu kinh nghiệm để giành chiến thắng. Vì thế, bạn nên kinh doanh theo cách của các nhà giao dịch nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ có khả năng thu lợi nhuận tốt hơn