Trong bài học ngày hôm nay của chúng ta sẽ bắt đầu một loạt bài mới về tâm lý học trong giao dịch, khái niệm quan trọng nhất trong kinh doanh và lý do tại sao đa số các nhà giao dịch thường thất bại.
Trong vài năm gần đây khi làm việc trong các dịch vụ tài chính, tôi thấy rất nhiều người thông minh đã tích lũy được nhiều tiền từ các lĩnh vực chuyên môn khác (không phải lĩnh vực forex) , sau đó họ mở những tài khoản giao dịch forex và mất đi những số tiền lớn. Đó là do họ đã mắc phải những sai lầm mà tất cả chúng ta, những người bước chân vào thế giới forex đều cần phải hết sức lưu ý.
Những nhà giao dịch đó tin tưởng rằng họ quá thông minh và tất nhiên không thể mắc lại sai lầm mà những người khác đã thường xuyên vướng vào, và cũng rất có thể họ sẽ bỏ qua phần bài học này để nhảy đến ngay những phần mà họ cho rằng sẽ giúp họ kiếm được lợi nhuận trước mắt nhanh nhất, họ vội vã đi tìm các chiến lược chỉ ngay ra điểm vào thị trường. Những gì các nhà giao dịch và nhiều người khác không nhận ra được chính là : điểm khác nhau giữa người thắng và người thua trong kinh doanh không phải là chỉ là cách chọn điểm vào thị trường cho tốt, mà quan trọng là cách họ xử lý thế nào sau khi đã quyết định vào lệnh, cũng như kế hoạch quản lý tiền bạc nghiêm túc thế nào một khi tiến hành giao dịch thật sự.
Một vài người cho rằng quản lý tiền bạc là xa với với những khía cạnh quan trọng nhất của kinh doanh, đa số những người này không hiểu vai trò lớn của “tâm lý giao dịch” trong quản lý tiền bạc hoặc để cảm xúc chi phối quá nhiều trong các quyết định giao dịch của mình.
Vì vậy, trong loạt bài học này chúng ta sẽ bắt đầu với việc nghiên cứu tâm lý trong quản lý tiền cũng như “tâm lý giao dịch” đóng vai trò quan trọng thế nào để nhà giao dịch không rơi vào những tình huống “cháy tài khoản” , từ đó chúng ta sẽ tìm hiểu cách quản lý nó sao cho hiệu quả nhất.
Chúng tôi biết có thể những bài học trong phần này không thật sự làm bạn cảm thấy thú vị, nhưng tôi đảm bảo với bạn rằng nếu bạn không hiểu và không làm việc trên các khái niệm trình bày trong phần này bạn sẽ vướng phải những mù mờ và rất dễ gặp thất bại cho dù bạn hiểu rõ những khía cạnh khác của của giao dịch forex. Tôi cũng đảm bảo với bạn rằng nếu bạn tìm hiểu và nghiên cứu để mở rộng kiến thức của bạn về những khái niệm trình bày trong loạt bài này, bạn sẽ bước trên con đường đến với thành công trong giao dịch ngoại hối.
Chúc bạn tìm được những kiến thức bổ ích và luôn thành công trong kinh doanh !
Trong bài học vừa rồi của chúng tôi, chúng tôi đã đề cập đến vấn đề quản lý tiền trong kinh doanh và tâm lý học trong quản lý tiền hầu hết bị các nhà giao dịch xem nhẹ nhưng đây lại là những phần quan trọng nhất để tạo nên sự thành công trong kinh doanh. Trong bài học ngày hôm nay, chúng tôi sẽ bắt đầu đi vào một trong những thành phần quan trọng nhất của tâm lý trong quản lý tiền: Chấp nhận sai lầm
Con người đã luôn được dạy dỗ là họ cần phải luôn luôn làm điều “đúng”. Những người đúng luôn là hình ảnh được khao khát như những hình mẫu chiến thắng trong xã hội. Trong khi đó những người mắc sai sót bị coi là kẻ thua cuộc. Một tâm lý sợ sai sẽ níu chân bạn trong các quyết định và có thể dẫn đến những thất bại trong kinh doanh.
Hầu hết mọi người đều cho rằng những giao dịch có lời là những giao dịch :
ĐÚNG = NGƯỜI CHIẾN THẮNG
ĐÚNG = THÀNH CÔNG
GIAO DỊCH CÓ LỜI = ĐÚNG
GIAO DỊCH CÓ LỜI = THÀNH CÔNG
Hầu hết mọi người đều cho rằng những giao dịch thua lỗ là những giao dịch :
SAI = NGƯỜI THUA CUỘC
SAI = THẤT BẠI
GIAO DỊCH THUA LỖ = SAI
GIAO DỊCH THUA LỖ = THẤT BẠI
Giả sử bạn thường xuyên theo dõi những bài học forex của tôi và cảm thấy rằng tôi là một nhà kinh doanh giỏi, vì vậy bạn muốn tôi cung cấp cho bạn một chiến lược giao dịch forex hiệu quả. Tôi nói OK và cho bạn một phương pháp, tôi cũng cho bạn biết rằng phương pháp này sẽ giao dịch 100 lần một năm với lợi nhuận trung bình là 100 điểm cho 1 giao dịch thắng và mất trung bình 20 điểm cho một giao dịch thua. Bạn nói “hay quá !” và áp dụng thử chiến lược giao dịch này.
Một vài ngày sau, bạn có giao dịch đầu tiên và nhanh chóng đạt đến mục tiêu lợi nhuận của nó là 80 điểm. “Tuyệt !” bạn nói và gọi một nhóm bạn bè của bạn và nói cho họ biết về hệ thống tuyệt vời mà bạn đã tìm thấy. Sau đó một vài ngày, giao dịch tiếp theo đến nhưng nhanh chóng thua lỗ ( dính stop loss). Tuy nhiên, bạn vẫn bám chặt hệ thống. Giao dịch tiếp theo, và giao dịch tiếp theo sau đó nữa… và rồi liên tiếp bạn đã có 5 giao dịch thua để mất 100 điểm trong ngày . Đến lúc này bạn đang bị âm 20 điểm tổng thể. Còn đối với những nhà giao dịch khác như bạn bè của bạn, nếu họ bắt đầu sau bạn và đã không bắt đầu từ giao dịch đầu tiên ( giao dịch mà bạn đã đạt lợi nhuận) mà bắt đầu từ giao dịch thứ 2 và bám sát hệ thống đến thời điểm này : họ đang âm 100 điểm
Bây giờ bạn cảm thấy thực sự rối trí và là trở thành mục tiêu đàm tiếu của bạn bè bạn, những người đã được bạn giới thiệu hệ thống này. Do đó, vào ngày hôm sau bạn trở lại với tôi và than phiền rằng hệ thống của tôi đã cho bạn những kết quả tệ đến thế nào. Tôi nói ok và cho bạn biết tôi có một hệ thống khác cho bạn. Chiến lược này cũng có 100 giao dịch một năm nhưng có tỷ lệ thành công cao hơn mà tôi nghĩ nó sẽ làm bạn hạnh phúc. Bạn bắt đầu áp dụng chiến lược mới. Hôm sau nó nhanh chóng có một chiến thắng và kéo theo là những chiến thắng khác trong vài ngày kế tiếp. Bạn đã có 5 lệnh lời liên tục và có tổng cộng lợi nhuận 50 điểm cho tài khoản của mình. Bắt rất vui mừng bạn gọi tất cả bạn bè traders của bạn và nói với họ rằng bạn đã tìm chiến lược giao dịch mới rất tuyệt vời, bạn nói với vợ của bạn rằng bạn đã không bị thua lỗ lệnh nào trong vòng hai tuần vừa rồi. Bạn khoe bảng thành tịch giao dịch hoàn hảo đó ra trước khuôn mặt của tất cả các bạn bè của bạn với một sự đắc thắng.
Như vậy, bây giờ hãy tự hỏi câu hỏi này : Nếu bạn là nhà giao dịch trong ví dụ trên, bạn sẽ chọn chiến lược giao dịch nào ?
Từ kinh nghiệm của mình, tôi có thể cho bạn biết phần lớn các trader sẽ chọn chiến lược 2 mà không cần phải mất 1 giây suy nghĩ, và họ sẽ áp dụng theo sát chiến lược này cho dù chiến lược này có thể làm cháy tài khoản của bạn nếu chỉ 1 vài lệnh lỗ xảy ra.
Các nhà kinh doanh thành công sẽ muốn biết nhiều hơn về cả 2 hệ thống này trước khi quyết định chọn chiến lược cho mình. Tôi sẽ cho bạn biết những thông tin cần phải được chú ý trước khi đi đến quyết định chọn chiến lược :
Bỏ qua các chi phí giao dịch như hoa hồng (nếu có, điều này tùy thuộc vào sàn giao dịch mà bạn lựa chọn) và trượt giá khi thị trường dao động mạnh, thì với hệ thống đầu tiên, chỉ cần được đúng 1 lần cho mỗi 5 lần sai. Với điều này, ta thấy rằng không có gì là bất bình thường nếu như với hệ thống này bạn bị vướng 10 lần thua liên tiếp nhưng cuối năm vẫn đạt được lợi nhuận.
Khác với chiến lược đầu tiên, tôi đã không cho biết tỷ lệ thành công của các giao dịch trong hệ thống thứ hai. Tuy không có cách nào để biết chắc chắn nhưng nghi ngờ đầu tiên mà các nhà kinh doanh thành công thường phán đoán về hệ thống thứ hai là nó chỉ đơn giản là một hệ thống đặt mục tiêu lấy lợi nhuận nhỏ (take profit nhỏ) trong khi đó đặt điểm dừng rất lớn hoặc không có điểm dừng (stop loss lớn hoặc không đặt stop loss). Điều này có nghĩa rằng hệ thống sẽ có thể đạt được rất nhiều lần thắng nho nhỏ nhưng chỉ một vài lệnh thua lỗ rất lớn có khả năng quét sạch tất cả những lợi nhuận trong tài khoản thậm chí quét sạch cả số vốn ban đầu.
Hầu hết các hệ thống giao dịch thành công mà tôi đã thấy thường rơi vào nhóm đầu tiên. Chúng thường bị vấp phải nhiều giao dịch lỗ nhỏ nhưng tổng kết trong năm vẫn đạt lợi nhuận mong đợi nhờ những giao dịch lớn thành công. Tuy vậy, như trong ví dụ trên, hầu hết các nhà giao dịch không có thần kinh thép để ở với các loại hệ thống chịu nhiều lệnh lỗ liên tục và họ không ngần ngại ném một phương pháp có lợi nhuận vào thùng rác mà không cần cho nó thêm một cơ hội nào.
Bài học hôm nay kết thúc tại đây. Bây giờ bạn đã có một sự hiểu biết tốt về mức độ ảnh hưởng của các lệnh thua lỗ trong những quyết định kinh doanh. Và bạn đã có thể bắt đầu chuẩn bị cho mình một tâm lý tốt để đối phó với những lệnh lỗ mà chắc chắn sẽ đi kèm với bất kỳ phương pháp kinh doanh tốt hay xấu nào. Trong bài học tiếp theo chúng ta sẽ xem xét hai sai lầm trong giao dịch phổ biến thường đánh bật các nhà giao dịch ra khỏi thị trường đầy cam go này.
Trong “Bài học từ những thua lỗ trong giao dịch“ vừa rồi, chúng tôi đã xem xét xã hội ảnh hưởng như thế nào lên cách nhìn của các nhà giao dịch về khía cạnh thành công và thất bại về. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ xem xét một số những sai lầm phổ biến nhất mà ngay cả những người thông minh cũng mắc phải khi tham gia giao dịch như một thói quen tự nhiên đã ăn sâu vào con người.
Một trong những sai lầm phổ biến nhất là giữ mãi một giao dịch vì bạn tin tưởng vào chiến lược giao dịch mà bạn biết chắc là tốt, nhưng thị trường đang di chuyển ngược với xu hướng mà bạn phán đoán.
Có lẽ một trong những ví dụ tốt nhất là những người đã bán NASDAQ trong năm 1999 và đầu năm 2000. Trong thời điểm khá hiển nhiên là giá trị của chỉ số NASDAQ đã được đánh giá quá cao và cùng với sự kỳ vọng của mọi người về việc chỉ số này sẽ tiếp tục tăng trưởng. Đã có nhiều nhà giao dịch tuyệt vời đã nhận ra đó là thời điểm phải bắt đầu bán ra, vào khoảng cuối năm 99. Nếu lật lại biểu đồ, bạn có thể thấy một khối lượng lớn đã được bán ra sau khi chỉ số này đạt mức giá đỉnh điểm vào năm 2000, các nhà giao dịch đã đúng trong phân tích của họ. Tuy nhiên, thật không may cho rất nhiều cổ phiếu khác của họ vẫn tiếp tục chạy lên đáng kể từ các điểm đã được coi là đánh giá quá cao vào cuối năm 99, làm gục ngã nhiều nhà giao dịch, những người mà cuối cùng đã được chứng minh là đúng.
Như chúng ta đã học ở bài học trước, ham muốn mạnh mẽ của con người được luôn đúng sẽ thường xuyên giữ họ ở mãi những giao dịch mà lý ra họ nên thay đổi ngay cả khi thị trường cuối cùng có thể chứng minh họ đúng.
Một vấn đề phổ biến khác là các nhà giao dịch khởi đầu đi theo một chiến lược giao dịch forex nào đó. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, những lần không đạt được lợi nhuận khiến họ trở nên thất vọng và đi trệch hướng với kế ban đầu với mong muốn không bỏ sót cơ hội nào.
Đầu tiên, họ đã thật sự bị thuyết phục bởi hiệu quả đã được chứng minh của chiến lược này. Sau khi thử nghiệm và cân nhắc, họ đi đến quyết định sẽ bám sát chiến lược giao dịch để đi đến thành công. Nhưng rối sau đó, khi nghiêm túc theo kế hoạch đề ra, họ vấp phải những lệnh thua lỗ cũng như bỏ lỡ những đoạn thị trường biến động mà không vào thị trường, họ bắt đầu bị lung lay tinh thần. Thật sự thì bất cứ một chiến lược giao dịch nào cũng phải có những giai đoạn không hoàn hảo cũng như chuyện gặp phải những giao dịch thua lỗ cũng là chuyện bình thường. Như tôi đã từng đề cập trong bài học trước, một chiến lược ít lệnh lỗ chưa chắc là hiệu quả hơn một chiến lược có nhiều lần lỗ, vấn đề quan trọng hơn là bạn cần phải hiểu rõ những đặc điểm của chiến lược, tỉ lệ những lần lời-lỗ cùng với việc vận dụng cách quản lý tiền hợp lý để đạt được lợi nhuận khi tổng kết về lâu dài. Nếu tổng kết về lâu dài mà chiến lược của bạn không hoạt động hiệu quả, lúc đó hãy cân nhắc điểu chỉnh lại kế hoạch của mình. Còn trong mọi yếu tố đã được bạn cân nhắc kỹ và bạn vẫn khẳng định đó là một chiến lược đúng, vậy thì tại sao phải e ngại những lần thua lỗ nho nhỏ (những thua lỗ đã được dự tính cho dù nếu xảy ra cũng vẫn đảm bảo cho hệ thống có lợi nhuận) mà lập tức lung lay tinh thần và thay đổi kế hoạch ? Nếu bạn không kiên định, bạn sẽ rất dễ đi trệch hướng đã vạch ra, và tất nhiên, đường đến thành công cũng sẽ trở nên hết sức khó khăn.
Như vậy, chúng ta đã xem xét hai trong hầu hết nhuững sai lầm phổ biến mà các nhà giao dịch thường mắc phải khi vào thị trường : 1 là giữ mãi một giao dịch cho dù thị trường đã di chuyển ngược chiều phán đoán, và 2 là thay đổi kế hoạch kinh doanh một cách nóng vội với mong muốn không bỏ sót cơ hội nào (cũng như không chấp nhận có một giao dịch thua lỗ nào).
Trong bài học tiếp theo chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu các chiến lược kinh doanh khác nhau mà có thể được sử dụng để quản lý một giao dịch khi bạn đã vào thị trường, đây cũng là những cách phổ biến mà các nhà giao dịch thường sử dụng để giúp loại bỏ một số hiệu ứng cảm xúc tiêu cực trong quá trình giao dịch của mình.
Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu cách một nhà giao dịch lấy lợi nhuận thế nào sau khi thị trường di chuyển có lợi cho họ và một số các khó khăn liên quan đến điều này mà các nhà giao dịch thường gặp phải.
Trước khi đi vào chi tiết để tìm hiểu trailing stop là gì và có bao nhiêu nhà giao dịch vận dụng nó vào chiến lược giao dịch forex, điều đầu tiên quan trọng là bạn cần hiều về tâm lý giao dịch phía sau việc lấy lợi nhuận.
Qua một số bài học trước, bạn bây giờ đã có một sự hiểu biết tốt về một số những khó khăn về mặt tâm lý khi của nhà giao dịch khi phải đối mặt với những giao dịch thua lỗ, bạn cũng đã biết một số các chiến lược quản lý tiền khác nhau có thể sử dụng giúp khắc phục những khó khăn gây ra sự gục ngã của các thương nhân.
Có một điều mà chắc chắn sẽ làm bạn rất ngạc nhiên đó là rất nhiều người giao dịch gặp khó khăn trong việc để lợi nhuận tiếp tục chạy khi thị trường đang di chuyển đúng chiều có lợi cho họ cũng như việc cắt bỏ những lệnh lỗ khi thị trường chống lại họ. Để minh họa rõ hơn về điều này, tôi sẽ trích dẫn lời của một trong những cuốn sách viết về quản lý tiền mà tôi rất tâm đắc “ Giao dịch theo cách của bạn để được tự do tài chính”. Khi giải thích về khái niệm này, tác giả đã đưa ra ví dụ sau :
Hãy chọn cơ hội cho mình như sau :”
Cơ hội 1 : Chắc chắn đạt được 9.000 $
Cơ hội 2 : có 95% cơ hội đạt được 10.000 $ cộng với 5% cơ hội không đạt được gì cả
…. như vậy bạn sẽ chọn cơ hội nào?
Một nghiên cứu được thực hiện trên đây cho thấy 80% dân số đã chọn điều chắc chắn , và họ chọn phương án 1, ngay cả khi nếu cơ hội thứ hai bạn có khả năng đạt được lợi nhuận lớn hơn.
Tương tự như cách mà con người được dạy dỗ là không cho phép họ chấp nhận thiệt hại, môi trường của chúng ta cũng dạy chúng ta phải biết nắm bắt cơ hội một cách nhanh chóng, kiểu như : “có một con chim trong tay giá trị hơn 2 con trong bụi rậm“, một quy luật mà đang chống lại nửa sau của nguyên tắc quan trọng nhất trong kinh doanh:
“Cắt những thiệt hại của bạn và để lợi nhuận tiếp tục tăng “
Từ điều này, chúng ta có thể đi vào phần tiếp theo của loạt các chiến lược quản lý tiền với với một số cách khác nhau mà các nhà giao dịch sử dụng để quản lý những giao dịch đang di chuyển có lợi cho họ, họ bắt đầu nghĩ đến việc sử dụng trailing stop.
Khi một vị trí đã di chuyển theo đúng chiều mong đợi và bắt đầu mang lại lợi nhuận, nhiều thương nhân sẽ thực hiện một lệnh dừng áp sát (trailing stop) mà về cơ bản là một chiến lược dịch chuyển điểm dừng theo sát lệnh đang có lời để tránh việc thị trường đổi chiều bất ngờ làm tiêu tan lợi nhuận đang có.
Một trong những phương pháp chính xác mà các nhà giao dịch thường sử dụng để thiết lập các điểm dừng là sử dụng các mốc support và resistance. Maxi-forex.com cũng có cung cấp công cụ chỉ dẫn các mức support và resistance ngắn. Các bạn có thể sử dụng chúng làm công cụ chỉ dẫn để di chuyển các mức stop loss áp sát mức giá đang chạy để bảo toàn lợi nhuận khi thị trường bất ngờ đổi hướng.
Như mọi khi, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc ý kiến xin vui lòng để lại cho họ trong phần ý kiến dưới đây để tất cả chúng ta có thể tìm hiểu để thương mại với nhau, và may mắn với kinh doanh của bạn!
Trong bài học hôm qua, chúng ta đã nói chuyện về một số những khó khăn tâm lý của mọi người trong việc để các giao dịch đang có lời tiếp tục tăng thêm lợi nhuận . Chúng tôi cũng đã giới thiệu qua về khái niệm của lệnh dừng lỗ, được sử dụng như một cách để các nhà giao dịch (trader) có thể vượt qua những khó khăn về mặt tâm lý, những khó khăn mà nếu không thể vượt qua, có thể sẽ dẫn đến thất bại cho rất nhiều người.
Như chúng ta đã nói khái quát trong bài học của ngày hôm qua, một khi giao dịch đã bắt đầu di chuyển theo hướng có lời cho nhà giao dịch, nhiều trader đảm bảo lợi nhuận của mình thông qua việc sử dụng lệnh dừng lỗ trailing stop. Một cách đơn giản nhất, trailing stop được hiểu như là một dấu dừng lệnh, thanh khoản lệnh đang giao dịch. Vị trí dừng lệnh chỉ di chuyển 1 chiều dọc theo phía sau vị trí bắt đầu để đảm bảo khóa một phần lợi nhuận đã đạt được. Ưu điểm của trailing stop là nó sẽ di chuyển cao lên dần với những lệnh BUY có lời, di chuyển thấp xuống dần với những lệnh SELL có lời, nhưng nếu lúc nào đó, các lệnh có lời này bắt đầu di chuyển ngược lại , trailing stop sẽ không di chuyển ngược lại, nó chỉ di chuyển 1 chiều theo hướng gia tăng lợi nhuận mà thôi, thực chất trailing stop giúp bạn khóa một phần lớn những lợi nhuận mà trader đã đạt được.
Hãy cùng xem ví dụ trong biểu đồ EUR / USD dưới đây. Trên cơ sở phân tích của bạn, bạn đã cho rằng nếu thị trường phá vỡ mức kháng cự phía trên cùng một dấu hiệu tốt của đường ADX, đó sẽ là cơ hội thuận lợi để ra quyết định BUY theo xu hướng tại giá 1.4360. Để quản lý việc buôn bán, bạn đặt stop loss tại giá 1.4260 và đặt trailing stop 100 pips. Bây giờ trong ví dụ này, nếu thị trường chuyển chống lại bạn từ đầu 100 điểm dừng của bạn tại 1,4260 sẽ không có di chuyển và giao dịch sẽ được thanh khoản (đóng lệnh) khi thị trường đến đúng giá 1,4260. Tuy nhiên, như bạn có thể nhìn thấy từ biểu đồ dưới đây, trong ví dụ này, thị trường đã không bị kéo xuống trở lại mà tiếp tục lên cao. Vì chúng tôi chọn trailing stop là 100 pips, điều đó có nghĩa khi nào lợi nhuận đạt được 100 pips, dấu dừng sẽ bắt đầu hoạt động. Ngay khi giá đạt đến 1.4460, lúc này bạn đang có lợi nhuận 100 pips, trailing stop sẽ dời vị trí stop loss lên 1.4360 ( cách giá thị trường lúc đó 100 pips), và nếu giá hiện hành tiếp tục mang lai lợi nhuận cao hơn, dấu dừng sẽ tiếp tục chạy theo giá hiện hành, cách đều 1 khoảng cách 100 pips. Khi thị trường quay đầu đi xuống, trailing stop không di dời stop loss theo chiều ngược lại. Vì vậy, trong ví dụ này, thị trường đã di chuyển đến mức cao 1.4752, lúc này trailing stop di chuyển stop loss đến 1.4652. Sau đó thị trường quay xuống, trailing stop ngừng di chuyển. Đến khi giá quay xuống chạm mức 1.4652, giao dịch tự động được thanh khoản và mang lại lợi nhuận 292 pips cho nhà giao dịch.
Hầu hết các phần mềm giao dịch sẽ cho phép bạn đặt trailing stop để bạn không phải tự điều chỉnh các điểm dừng một cách thủ công.
Như chúng tôi đã đề cập ngắn gọn trong bài học trước đó, các đường indicators cũng có thể được sử dụng như là trailing stop. Một trong những chỉ số được thiết kế đặc biệt cho mục đích này là Parabolic SAR và Fractals . Di chuyển stop loss theo các tín hiệu của Parabolic SAR và hoặc Fractals có thể là một gợi ý tốt cho bạn, hãy thử và tìm cho mình một cách thức phù hợp.
Nhiều indicators khác cũng có thể được sử dụng như là trailing stop, kết hợp với Moving Average. Đây có lẽ cũng là một trong những cách phổ biến mà các nhà giao dịch hay áp dụng.
Ngoài việc sử dụng một số lượng pips cố định hoặc dùng các indicators để đặt trailing stop , một chiến lược khác mà nhiều trader thực hiện là sử dụng một tỷ lệ phần trăm lợi nhuận cố định để đặt trailing stop.
Đó là bài học của chúng tôi cho ngày hôm nay. Chúc các bạn nhiều thành công và may mắn trong các giao dịch của mình.