Bạn đã biết qua nhiều công cụ giúp phân tích xu hướng tiềm năng và cơ hội giao dịch. Trong bài học này chúng ta sẽ đề cập đến sự sắp xếp cách sử dụng các indicator.
Bạn đã biết qua nhiều công cụ giúp phân tích xu hướng tiềm năng và cơ hội giao dịch. Trong bài học này chúng ta sẽ đề cập đến sự sắp xếp cách sử dụng các indicator.
Chúng ta muốn bạn hiểu đầy đủ về điểm mạnh, điểm yếu của mỗi công cụ, từ đó có thể xác định công cụ nào hiểu quả đối với bạn.
Trước tiên bạn cần nắm khái niệm về 2 dạng indicator : leading và lagging.
Leading indicator cho tín hiệu trước một xu hướng mới hoặc dấu hiệu đổi chiều.
Lagging indicator cho tín hiệu sau khi xu hướng đã bắt đầu và thông báo như là : “chào bạn, hãy chú ý, xu hướng đã bắt đầu và bạn đang bỏ lỡ nó.”
Bạn chắc chắn đang nghĩ :”ohh, tôi sẽ làm giàu với leading indicator!” vì bạn có thể kiếm lợi nhuận ngay khi xu hướng mới bắt đầu.
Bạn đã đúng. Bạn sẽ “bắt” được mọi điểm vào một xu hướng mới nếu leading indicator là luôn luôn đúng. Nhưng nó sẽ không.
Khi bạn sử dụng leading indicators, bạn sẽ trải nghiêm rất nhiều tín hiệu giả. Leading indcators nổi tiếng cho tín hiệu không có thật đánh lừa bạn.
Sự lựa chọn khác là sử dụng công cụ không cho tín hiệu giả, đó là lagging indicator.
Lagging indicator chỉ đưa tín hiệu sau khi giá thay đổi rõ ràng và tạo thành một xu hướng. Nhược điểm của nó là bạn sẽ bị vào lệnh trễ hơn.
Thông thường lợi ích lớn nhất của sự xuất hiện một xu hướng ở trong những thanh giá đầu tiên, do đó việc sử dụng lagging indicator có khả năng làm mất nhiều lợi nhuận, thật tệ!
Với mục đích của bài học này, hãy thống kê lại tất cả các chỉ báo kỹ thuật ta đã học vào trong 2 dạng.
Leading indicators (Oscillators)
Lagging indicators (Momentum indicator)
Chúng đều có thể hỗ trợ cũng như xung đột với nhau. Do đó chúng ta không khuyên bạn chỉ nên sử dụng một chỉ báo nào nhưng bạn phải hiểu được những khả năng rủi ro của nó.
Một Oscillator là một đối tượng hay dữ liệu di chuyển qua lai giữa 2 điểm. Nói một cách khác, nó luôn dao động tại 1 điểm nào đó giữa điểm A và B. Cụ thể hơn một oscillator sẽ thường cho tín hiệu mua hoặc bán chỉ trừ khi thị trường dao đông không rõ ràng.
Bạn thấy quen phải không? Chắc chắn rồi, Stochastic, Parabolic SAR và Relative Strength Index (RSI) là những Oscillators. Những indicator này đều được thiết lập để cho tín hiệu của đảo chiều, với mà xu hướng trước đó đã bị suy yếu và giá sẵn sang để đổi hướng.
Hãy làm một ví dụ. Chúng ta gắn cả 3 oscillators vào cặp GBP/USD biểu đồ daily. Bạn có thể thấy cả ba chỉ báo cho tín hiệu mua vào cuối tháng 12, và giá tăng 400 pips.
Sau đó, trong suốt tuần thứ 3 của tháng 1, Stochastic, Parabolic SAR và RSI đều đưa ra tín hiệu bán. Và 3 tháng tiếp theo, giá đã xuống khoảng 1000 pips . Vào giữa tháng 4, tất cả oscillator cho tín hiệu bán và giá đã tiếp tục xuống mạnh.
Tuy vậy, cũng có khi leading indicator không rõ ràng, và bạn cũng hiểu rằng những tín hiệu này không phải là hoàn hảo.
Trong hình tiếp theo bên dưới, bạn có thể thấy rằng indicator cho những tín hiệu xung đột lẫn nhau. Ví dụ, Parabolic SAR đưa tín hiệu bán ở giữa tháng 2 trong khi Stochastic lại thể hiện tín hiệu ngược lại, còn RSI thì chưa cho tín hiệu mua hoặc bán nào.
Nhìn vào hình trên bạn có thể thấy có nhiều tín hiệu sai lệch. Cụ thể trong tuần thứ 2 của tháng 4, cả 2 Stochastic và RSI cho tín hiệu bán trong khi Parabolic SAR đã không cho tín hiệu. Giá tiếp tục tăng. Hoặc vào giữa tháng 5 khi có sự xung đột giữa Parabolic SAR và Stochastic , RSI.
Nếu bạn nhận được một tín hiệu hỗn hợp như vậy, bạn nên xem xét dựa vào chiến lược giao dịch để đưa ra quyết định và nếu các điều kiện vào lệnh không được đáp ứng, tốt nhất là bạn nên chờ đợi một cơ hội khác.
Vậy chúng ta có thể nhận biết một xu hướng như thế nào ?
Các chỉ số có thể làm điều đó là MACD và Moving averages. Những chỉ báo này sẽ giúp nhận biết xu hướng một khi nó được thành lập, giá vào lệnh có thể bị trễ nhưng ngược lại ít khi ta nhận được tín hiệu sai.
Trong hình cặp GBP/USD trên, chúng ta đặt EMA 10 (màu xanh), EMA 20 (màu đỏ) và MACD. Vào khoảng 15 tháng 10, EMA 10 vượt qua trên đường EMA 20, đây là một tín hiệu giao dịch bắt chéo xu hướng lên.
Tương tự vậy, MACD cũng đưa ra một tín hiệu mua. Nếu bạn vào thị trường theo tín hiệu bạn đã đạt được 1 lợi nhuận đáng kể. Sau đó, cả 2 chỉ báo đều cho tín hiệu bán, và thị trường đã có một đợt giảm mạnh cho lợi nhuận khổng lồ.
Tôi đoán là đã thấy những đồng dollar đang hiện lên trong mắt của bạn .
Bây giờ ta sẽ xem xét một biểu đồ khác để bạn thấy rằng đôi khi những tín hiệu giao dịch bắt chéo cũng sai. Và ta gọi đó là “fakeout”
Vào 15 tháng 3, MACD đã làm một tín hiệu bắt chéo xu hướng lên, trong khi đường trung bình di động không cho tín hiệu nào. Nếu bạn đã mua theo MACD, bạn đã bị dính vào một “fakeout”.
Tương tự, MACD tiếp tục cho tín hiệu mua và không đồng tình với Đường trung bình di động. Nếu bạn vào lệnh mua trong 2 điểm trên, có thể bạn sẽ mất ngủ một thời gian với số lỗ không nhỏ.
Đây là tóm tắt nhanh về những kiến thức trong bài học này :
Có 2 dạng chỉ báo: chỉ số báo trước sự thay đổi (leading indicator) và chỉ số báo sau khi đã thay đổi (lagging indicator)
Một leading indicator hay oscillator cho tín hiệu trước xu hướng mới hoặc sự đổi chiều xuất hiện.
Một lagging indicator hoặc một momentum indicator sẽ đưa tín hiệu sau khi xu hướng đã bắt đầu.
Nếu bạn có thể nhận biết dạng thị trường mà bạn đang giao dịch, bạn có thể xác định indicator nào có thể đưa tín hiệu chính xác hơn và indicator nào không có giá trị tại thời điểm đó.
Vậy ta có thể xác định khi nào dùng oscillator khi nào dùng momentum indicator hay dùng cả hai?
Đó là câu hỏi đáng giá triệu đô! Chúng ta đều biết là các chỉ báo không phải luôn luôn đúng trong mọi trường hợp. Nhưng chúng tôi sẽ đưa cho bạn câu trả lời sớm, ý tôi là câu trả lời đáng giá triệu đô!
Bây giờ ta chỉ mới biết rằng, một khi bạn có thể nhận biết dạng thị trường mà bạn đang giao dịch, bạn sẽ biết chỉ báo nào cho tín hiệu chính xác, cái nào không có giá trị tại thời điêm đó .
Đó là kỹ năng mà bạn sẽ từ từ nâng cao khi kinh nghiệm của bạn nhiều hơn.
Và bạn hãy nhớ rằng, bạn không cô đơn, trong những bài học tiếp theo chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết hoàn cảnh thị trường bạn đang giao dịch để có thể sử dụng các chỉ báo tốt hơn.