Nâng cao

LEVEL 2-BÀI 3 (P1): Support & Resistance

Ngày 28-10-2024 Lượt xem: 696

Support và resistance đại diện quan trọng cho mối quan hệ giữa cung và cầu. Trên thị trường tài chính, giá cả phụ thuộc vào sự tăng giảm của cung và cầu. Cung tăng đồng nghĩa với xu hướng giảm, kì vọng giá giảm và việc bán. Cầu tăng đồng nghĩa với xu hướng tăng , kì vọng giá tăng và việc mua. Những từ này được dùng với ý nghĩa như nhau. Khi nhu cầu tăng giá sẽ tăng còn khi cung tăng thì giá sẽ giảm. Khi cung và cầu đạt mức cân bằng thì giá sẽ ổn định.

3.1 Support & Resistance

 

Support và resistance đại diện quan trọng cho mối quan hệ giữa cung và cầu. Trên thị trường tài chính, giá cả phụ thuộc vào sự tăng giảm của cung và cầu. Cung tăng đồng nghĩa với xu hướng giảm, kì vọng giá giảm và việc bán. Cầu tăng đồng nghĩa với xu hướng tăng , kì vọng giá tăng và việc mua. Những từ này được dùng với ý nghĩa như nhau. Khi nhu cầu tăng giá sẽ tăng còn khi cung tăng thì giá sẽ giảm. Khi cung và cầu đạt mức cân bằng thì giá sẽ ổn định.

Xác lập giá

 

Có 2 phương pháp để biểu diễn mức giá dọc theo trục y (trục tung) là: arithmetic (số học) và logarithmic (thuộc hàm log). Cách arithmetic biểu diễn 10 điểm cách đều nhau trên đường chéo cho dù mức giá có khác nhau. Mỗi đơn vị đo đều như nhau. Nếu giá cổ phần tăng từ 10 lên 80 sau 6 tháng thì sẽ xuất hiện sự dịch chuyển từ 10 lên 20 và sự dịch chuyển này cũng tương đương với sự dịch chuyển từ 70 lên 80. Tuy nhiên sự chuyển dịch trên không tương đương về phần trăm.

 

Cách logarithmic đo sự tăng giảm của giá cả theo phần trăm. Tăng từ 10 lên 20 nghĩa là tăng 100%. Cũng thế với bước tăng từ 20 lên 40 và từ 40 lên 80. Cả 3 sự dịch chuyển trên có khoảng cách trên đường chéo như nhau . Hầu hết các chương trình về biểu đồ cho rằng dạng logarithmic là dạng semi-log, vì trục thời gian vẫn được biểu diễn theo kiểu số học.

Biểu đồ trên minh họa cho sự khác nhau của 2 dạng. Ở dạng semi-log, khoảng cách giữa 50 và 100 cũng bằng khoảng cách giữa 100 và 200. Còn đối với dạng arithmetic thì khoảng cách giữa 100 và 200 lớn hơn nhiều so với 50 và 100.

 

Ưu điểm của 2 dạng biểu diễn trên:

 

-Dạng arithmetic hữu ích khi biên độ giá tương đối hẹp.

 

– Dạng arithmetic hữu ích để biểu diễn những biểu đồ và những giao dịch trong thời gian ngắn. Sự chuyển dịch giá(đặc biệt là giá cổ phần) được biểu diễn tuyệt đối và phản ánh sư chyển dịch của dollar với dollar.

 

-Dạng semi-log hữu ích khi giá cả tăng giảm mạnh, vượt hoặc mở rộng khung thời gian.

 

-Các đường biểu diễn không quá chênh lệch trong dạng semi-log.

 

-Dạng semi-log hợp cho những biểu đồ có thời gian dài để dự đoán mức tăng phần trăm sau 1 khoảng thời gian dài. Những dịch chuyển lớn trở nên cân đối hơn.

 

-Cổ phần và tài sản thế chấp được đánh giá tương đối qua việc dùng các tỷ lệ như PE, giá/thu nhập, giá/sổ thu chi. Điều này cũng giúp phân tích sự chuyển dịch giá theo phần trăm 1 cách hợp lý.

 

Kết luận

 

Cho dù có nhiều kỹ thuật khác nhau về biểu đồ thì không hẳn một phương pháp sẽ tốt hơn phương pháp khác. Dữ liệu có thể giống nhau nhưng mỗi phương pháp có cách trình bày riêng với những ưu và khuyết điểm khác nhau. Mức giá của tài sản thế chấp đươc trình bày thế nào, biểu đồ thanh hay biểu đồ candlestick, biểu diễn dạng arithmetic hay semi-log không phải là yếu tố quan trọng nhất. Và cuối cùng, dữ liệu thì luôn giống nhau và sự biến động giá vẫn là sự biến động giá. Khi tất cả được nói và làm, kỹ năng phân tích sự biến động giá là yếu tố phân loại nhà đánh giá có thành công hay không. Lựa chọn sử dụng biểu đồ nào còn phụ thuộc vào sở thích cá nhân và cách giao dịch hay đầu tư riêng của mỗi người. Môt khi bạn đã chọn được dạng biểu đồ thì nên kèm theo đó nhũng dự đoán và học cách tốt nhất để dự đoán. Đổi đi đổi lại có thể gây ra xáo trộn và không làm rõ đượctrọng tâm của bài phân tích. Lỗi phân tích hiếm khi gây ra bởi biểu đồ. Do đó nên xem lại bài phân tích trước khi đổ lỗi cho biểu đồ.

 

 

Chìa khóa để phân tích biểu đồ là quyết tâm, đặt trọng tâm và sự thống nhất:

 

-Quyết tâm: Học những điều cơ bản về phân tích biểu đồ, ứng dụng kiến thức đã học thường xuyên.

 

-Trọng tâm: Giới hạn số lượng biểu đồ, dấu hiệu và cách thức thực hiện của bạn. Học cách sư dụng chúng và cách sử dụng chúng cho thật tốt.

 

-Sự thống nhất: Duy trì những dạng biểu đồ bạn dùng và nghiên cứu chúng thường xuyên(nghiên cứu mỗi ngày nếu có thể).

 

Support and Resistance

 

Support và resistance đại diện quan trọng cho mối quan hệ giữa cung và cầu. Trên thị trường tài chính, giá cả phụ thuộc vào sự tăng giảm của cung và cầu. Cung tăng đồng nghĩa với xu hướng giảm, kì vọng giá giảm và việc bán. Cầu tăng đồng nghĩa với xu hướng tăng , kì vọng giá tăng và việc mua. Những từ này được dùng với ý nghĩa như nhau. Khi nhu cầu tăng giá sẽ tăng còn khi cung tăng thì giá sẽ giảm. Khi cung và cầu đạt mức cân bằng thì giá sẽ ổn định.

 

Support là gì?

 

Support là mức giá mà tại đó người ta cho rằng nhu cầu đủ nhiều để mức giá không giảm mạnh. Khi giá giảm đến mức support hoặc rẻ hơn nữa thì người mua sẽ có khuynh hướng mua tiếp và ngược lại người bán sẽ không bán. Trước khi giá giảm tới mức support, hiện tuợng cầu vượt quá cung xuất hiện và hiện tuợng này sẽ ngăn giá giảm xuống dưới mức support.

 

Support không phải luôn ở mức ổn định và việc mức support giảmbáo hiệu cung vượt quá cầu. Khi đó người ta có xu hướng bán nhiều hơn mua. Mức support bị phá vỡ và mức support mới thấp hơn dự báo người bán đang mất hy vọng và họ sẵn sàng bán với giá thấp. Thêm vào đó, người mua sẽ không mua cho đến khi giá giảm dưới support hoặc giảm so với mức trước đó. Khi mức support bị phá vỡ, 1 mức support khác thấp hơn sẽ được thiết lập.

 

Mức support được thiết lập căn cứ vào đâu?

 

Mức support thường thấp hơn mức giá hiện tại nhưng thông thường sẽ an toàn nếu giao dịch gần mức support hoặc tại mức support. Kỹ năng phân tích không phải là ngành nghiên cứu chính xác và đôi khi rất khó xác định mức support chính xác. Hơn nữa, sự chuyển dịch giá có thể đột biến và tụt xuống dưới mức support 1 cách đột ngột. Đôi khi không hợp lý khi cho rằng mức support bị phá vỡ nếu giá giảm gần 1/8 so với mức support. Vì lý do này nhiều nhà giao dịch và đầu tư đã tạo ra vùng support.

 

Resistance là gì?

 

 

Resistance là mức giá mà tại đó người ta cho rằng việc bán ra đủ nhiều để giữ giá không tăng mạnh. Khi giá tăng đến mức resistance thì người bán có khuynh hướng tiếp tục bán và người mua thường dừng lại. Trước khi gía chạm tới mức resistance thì cung sẽ vượt quá cầu ,ngăn giá tăng trên mức resistance.

 

Resistance thường không giữ nguyên và mức resistance bị phá vỡ dự báo cầu vượt quá cung. Việc mức resistance bị phá vỡ cho thấy người ta mua nhiều hơn bán. Mức resistance bị phá vỡ và mức resistance mới cao hơn cho thấy người mua sẵn sàng mua ngay cả với giá cao. Hơn nữa, người bán sẽ không bán cho đến khi giá tăng trên mức resistance hoặc tăng hơn trước đó. Khi mức resistance bị phá vỡ thì 1 mức resistance mới cao hơn sẽ được thiết lập.

 

Mức resistance được thiết lập căn cứ vào đâu?

 

Mức resistance thường cao hơn mức giá hiện tại nhưng thông thường giao dịch tại mức resistance hoặc gần mức này là an toàn. Thêm vào đó, sự chuyển dịch giá có thể đột biến và tăng trên mức resistance 1 cách đột ngột. Đôi khi thật bất hợp lý khi cho rằng mức resistance bị phá vỡ nếu giá tăng gần 1/8 so với mức resistance được thiết lập. Vì vậy nhiều nhà giao dịch và đầu tư thường lập nên vùng resistance.

 

Phương pháp nào để thiết lập support và resistance?

 

Support và resistance giống như những hình ảnh phản chiếu trong gương và có nhiều điểm chung.

 

Mức cao và mức thấp:

 

Support có thể được thiết lập dựa vào mức thấp trước đó và tương tự, resistance có thể được tạo bởi mức cao trước đó

 

Biểu đồ trên biểu diễn phạm vi giao dịch rộng từ tháng 1-99 đến tháng 3-2000. Support được tạo nên bởi mức thấp tháng 10 gần mức 33. vào tháng 12, giá cổ phần quay lại mức support vào khoảng 33-35 và mức thấp là gần 34. Cuối cùng vào tháng 2 giá cổ phần 1 lần nữa quay lại mức support và mức thấp là gần 33 1/2.

 

Sau mỗi lần mức support dội lên, giá giao dịch cổ phần lại tăng lên mức resistance. Mức resistance ban đầu được tạo nên từ mức support là 42. 5 đã bị phá vỡ ở tháng 9. Sau khi mức support bị phá vỡ thì nó trở thành mức resistance. Từ mức thấp của tháng 10, giá cổ phần tăng đến mức resistance mới(mà trước đó là mức support)khoảng gần 42.5. Khi giá cổ phần không vượt qua 42.5 thì lúc đó mưc resistance được xác định. Giá cổ phần sau đó tăng đến mức 42. 5 2 lần nữa rồi lại giảm dưới mức resistance 2 lần.

 

Support = Resistance

 

Một điều cơ bản của kỹ năng phân tích là mức support có thể chuyển thành mức resistance. Khi giá giảm dưới mức support thì mức support ấy có thể trở thành mức resistance. Mức support bị phá vỡ báo hiệu cung vượt qua cầu. Do đó, nếu giá quay trở lại mức này thì cung có thể sẽ tăng.

 

Ngược lại mức resistance cũng có thể sẽ chuyển thành mức support. Khi giá vượt qua mức resistance, có thể sẽ xuất hiện sự thay đổi của cung và cầu. Việc mức resistance bị phá vỡ chứng tỏ cầu đã vượt quá cung. Nếy giá quay trở lại mức này, có thể cầu sẽ tăng và mức support có thể được xác định

 

 

Trong biểu đồ trên, giá cổ phần phá vỡ mức resistance là 935 ở tháng 5-97 và vượt trên mức resistance trong hơn 1 tháng sau. Sau lần thứ 2 mức support là 935, mức giá này được thiết lập.

 

Trong ví dụ này, ta thấy mức support có thể trở thành mức resistance và sau đó lại trở lại thành mức support. Mức support là 18 từ tháng 10-98 đến tháng 1-99(vòng oval xanh lá cây), nhưng giá giảm dưới mức support vào tháng 3-99 do cung đã vượt quá cầu. Khi giá cổ phần bị dội xuống (vòng oval màu đỏ), mức cung cao nhất chạm đến mức resistance 18 trong khoảng từ tháng 1-99 đến tháng 10-99.

 

Do đâu có mức cung cao như thế? Dễ thấy nhu cầu tăng cao trên dưới 18 trong khoảng tháng 10-98 đến tháng 3-99 (vòng oval xanh lá cây) . Do đó sẽ có nhiều người mua gần mức 18. Khi giá giảm dưới 18 và gần mức 14, nhiều người mua này sẽ giữ lại cổ phần. Điều này giữ cho mức cung cao(thông thường được xem là mức resistance) ở mức gần 18. Khi giá cổ phần quay lại 18, người mua trong mức oval xanh lá cây ( mua trong mức 18 ) sẽ nắm lấy cơ hội để bán. Và khi cung đã yếu dần, cầu có khả năng vượt cung để giữ mức resistance tại 18.

 

3.2 Đường xu hướng

Đường xu hướng

 

Có thể nói đường xu hướng (trendline) là kỹ thuật phân tích được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay bởi tính hiệu quả cao của nó.

 

Đường xu hướng nếu được vẽ đúng thì độ chính xác sẽ rất cao. Đáng tiếc là có nhiều nhà giao dịch không vẽ đúng hoặc cố vẽ đường xu hướng bám thật chặt các mức giá thay vì chúng ta nên vẽ một cách tương đối xoay quanh những điểm mốc.

 

Một cách đơn giản, đường xu hướng đi lên được vẽ chạy dọc theo các đáy của các mức sàn còn đường xu hướng xuống được vẽ chạy dọc theo những đỉnh của khu vực mức trần.

 

 

3.3 Kênh xu hướng

Nếu chúng ta tìm hiểu sâu hơn một chút về đường xu hướng, và vẽ thêm 1 đường song song với đường xu hướng lên hoặc xu hướng xuống, chúng ta sẽ tạo ra được một kênh xu hướng.

 

Để tạo ra 1 kênh đi lên (ascending channel), rất đơn giản, bạn vẽ 1 đường song song với đường xu hướng xuống sau đó dịch chuyển chúng đến vị trí sao cho chúng chạm vào những điểm thấp nhất trong giai đoạn gần đây. Tốt nhất là bạn nên vẽ đường này ngay lúc vẽ đường xu hướng.

 

Cũng tương tự như vậy cho việc tạo ra 1 kênh xu hướng đi xuống (descending channel), bạn vẽ 1 đường song song với đường xu hướng xuống và dịch chuyển  chúng đến vị trí sao cho chúng chạm vào những điểm đỉnh trong một giao đoạn gần đây . Bạn cũng nên vẽ đường này cùng lúc với việc vẽ đường xu hướng.

 

Khi giá chạm vào đường kênh dưới đáy thì có thể đó là khu vực thích hợp để mua. Ngược lại, khi giá chạm vào đường kênh phía trên thì có vẻ đó là khu vực thích hợp để cân nhắc bán.

HOTLINE

0333364575
zalo
zalo Chat với tư vấn viên Gọi điện