Nâng cao

LEVEL 2 - BÀI 4 (P1) : FIBONACCI

Ngày 28-10-2024 Lượt xem: 583

Chúng ta sẽ sử dụng tỉ lệ Fibonacci rất nhiều , vì thế, tốt hơn hết, bạn hãy học cách yêu nó như yêu mẹ của mình . J  Chúng ta sẽ tìm hiều 2 loại Fibonacci chính là Fibonacci thoái lui ( retracement) và Fibonacci mở rộng (extension).

4.1 Fibonacci là gì?

 

 

 

Trước tiên, chúng tôi muốn giới thiệu đôi chút về nhà toán học Leonard Fibonacci.

 

Leonardo Pisano (1170-1250), tên thường gọi là Fibonacci một nhà toán học người Ý, đã sáng tạo ra các chuỗi thuộc số mang tên ông. Từ trái qua phải sau 2 số đầu tiên , giá trị gia tăng dần trong chuỗi số mà mỗi số sau được quyết định bởi tổng của 2 số liên tiếp phía trước. Ví dụ :

 

1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377 số kế tiếp là 610….

 

Bò qua một vài con số đầu tiên trong dãy số, nếu bạn lấy tỉ lệ của bất kì con số nào với con số kế tiếp ngay sau nó, kết quả sẽ là 0.618. Ví dụ : 34/55 = 0.618.

 

Nếu bạn lấy tỉ lệ luân phiên giữa các số , lấy 1 số bất kỳ chia cho số kế tiếp của số kế tiếp sau nó, kết quả sẽ là 0.382. Ví dụ, 34/89 = 0.382. Và đặc biệt  : 1-0.618 = 0.382.

 

Những tỉ lệ này được gọi là tỉ lệ vàng. Và bây giờ, chúng ta sẽ đi vào vấn đề của Fibonacci

 

Các mức Fibonacci thoái lui :

 

0.236, 0.382, 0.500, 0.618, 0.764

 

Các mức Fibonacci mở rộng :

 

0, 0.382, 0.618, 1.000, 1.382, 1.618

 

Bạn sẽ không cần phải biết cách tính tất cả các mức fibonacci trên. Phần mềm giao dịch của bạn sẽ làm diều đó giúp bạn. Nhưng tất nhiên sẽ tốt hơn nếu bạn làm quen dần với những lý thuyết cơ bản này.

 

Các nhà giao dịch sử dụng các mức Fibonacci thoái lui như các mức kháng cự và hỗ trợ hiệu quả. Họ sử dung các mức này để vào lệnh mua / bán hoặc xác định mức chặn lỗ. Trong khi đó, các mức Fibonacci mở rộng thường được sử dụng trong việc xác định mức lấy lợi nhuận.

 

Các phần mềm biểu đồ thường có sẵn công cụ vẽ Fibonacci thoái lui và Fibonacii mở rộng. Để vẽ Fibonacci vào biểu đồ, bạn cần xác định điểm thấp nhất và điểm cao nhất trong 1 xu hướng của thị trường.

4.2 Fibonacci thoái lui

 

Trong xu hướng lên, chúng ta có thể mua khi thị trường thoái lui tại những mức ủng hộ (support) của Fibonacci thoái lui (Fibonacci retracement). Các mức này được vẽ từ điểm thấp nhất tới một điểm cao nhất trong xu hướng tăng lên trước đó. Các mức thoái lui sẽ xuất hiện và cho bạn biết rõ tỉ lệ của từng mức. Chúng ta hãy xem 1 ví dụ cụ thể khi thị trường đang trong xu hướng đi lên.

 

Đây là chart H1 của cặp tiền USD/JPY. Chúng ta vẽ mức Fibonacci Thoái lui bằng cách click từ điểm giá thấp nhất 110.78 vào ngày 07/12/05 và kéo đến đỉnh giá cao nhất tại 112.27 ngày 07/13/05. Sau đó chúng ta sẽ thấy các mức Fibonacci sẽ được tính toán và vẽ ra. Các mức Fibonacci Thoái lui gồm 111.92 (0.236), 111.70 (0.382), 111.52 (0.500) và 111.35 (0.618).

 

Bây giờ chúng ta sẽ mong muốn tỉ giá USD/JPY sẽ thoái lui chạm 1 trong các mức hỗ trợ , và nhà đầu tư sẽ có thể đặt lệnh BUY tại những mức cản này để chờ giá sau khi chạm mức hỗ trợ sẽ tiếp tục đi lên.

 

Bây giờ chúng ta hãy xem chuyện gì đã xảy ra . Tỉ giá lùi ngược lại, qua khỏi mức 0.236 và tiếp tục qua mức 0.382 nhưng không có nến nào đóng cửa dưới mức 0.382. Sau đó, thị trường tiếp tục đi lên. Có thể thấy rõ ràng là BUY tại mức 0.382 là một quyết định vào lệnh tốt.

Bây giờ chúng ta xem nếu thị trường đang trong xu hướng xuống thì chúng ta có thể sử dụng Fibonacci Thoái lui như thế nào. Hình minh họa là biểu đồ H1 (1 giờ) của cặp tiền EUR/USD. Như bạn thấy, đỉnh giá cao nhất tại 1.3278 vào ngày 02/28/05 và đáy thấp nhất giá 1.3169. Các mức Fibonacci Thoái lui gồm có 1.3236 (0.618), 1.3224 (0.500). 1.3211 (0.382), và 1.3195 (0.236). Nhà đầu tư sẽ chờ đợi giá lui về các mức fibonacci và vào lệnh SELL , họ mong đợi giá sẽ tiếp tục xuống sau khi chạm vào các mức kháng cự này

Bây giờ hãy xem giá đi về đâu nhé. Quả là một ngày tươi đẹp. Tỉ giá dường như đã phục hồi nhưng chỉ chớm mức 0.500 và nến đóng cửa dưới mức cản 0.500 này. Ở nến tiếp theo, bạn có thể thấy xu hướng xuống được tiếp diễn. Bạn cũng có thể SELL thêm tại mức 0.382

Sau đây là 1 ví dụ khác. Hình minh họa sử dụng biểu đồ H1 GBP/USD. Chúng ta có đỉnh giá tại 1.7438 vào ngày 07/26/05 và đáy giá tại 1.7336 vào ngày tiếp theo. Các mức Fibonacci được vẽ ra là 1.7399 (0.618), 1.7387 (0.500), 1.7375 (0.382) và 1.7360 (0.236). Nhìn vào biểu đồ, dường như giá đã cố gắng phá mức 0.500 vài lần, nhưng cuối cùng không thành công. Như vậy đặt 1 lệnh SELL tại mức 0.500 liệu có phải là một quyết định đúng ?

Nếu bạn vào lệnh SELL tại đây, bạn đã bị lỗ !. Nhìn xem chuyện gì đã xảy ra. Giá thấp nhất lúc nãy dường như là đáy của xu hướng xuống vừa rồi và sau đó thị trường đã phục hồi , đi lên vượt trên cả mức giá đỉnh cao cũ.

Qua những ví dụ trên, có thể thấy khi thị trường đang trong xu hướng đi lên, Fibonacci Thoái lui sẽ cho chúng ta biết những mức ủng hộ (support), cũng như khi thị trường trong xu hướng xuống, Fibonacci Thoái lui sẽ cho biết những mức kháng cự (resistance) . Và như vậy, rõ ràng là chúng ta có thể tìm thấy những vị trí để đặt lệnh. Không có cách nào để biết chắc chắn trước mức Fibonacci Thoái lui nào dẽ trở thành mức ủng hộ / kháng cự. Có vẻ như mức 0.236 là một mức ủng hộ / kháng cự yếu, trong khi những mức còn lại thì trở thành mức ủng hộ / kháng cự thường xuyên hơn. Dù các biểu đồ trên cho thấy thị trường thường hay lùi về mức 0.382 thì cũng không có nghĩa là giá sẽ luôn đổi hướng mỗi khi chạm mức này. Có lúc giá chạm mức 0.500 rồi đổi chiều, cũng có khi chạm mức 0.618 rồi mới đổi chiều. Và cũng rất đáng tiếc là có những trường hợp giá hoàn toàn bỏ qua những gì mà Fibonacci Thoái lui tính toán. Hãy luôn nhớ rằng, thị trường không phải lúc nào cũng chạm mức Fibonacci thoái lui sau đó quay lại xu hướng cũ.

 

Việc đặt Stop loss cũng là cả 1 vấn đề. Dường như vị trí tốt để đặt Stop loss là dưới điểm thấp của Fibonacci Thoái lui trong xu hướng đi lên và đặt trên điếm cao của Fibonacci Thoái lui trong xu hướng đi xuống. Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu rõ nếu bạn chấp nhận có thể lỗ một khoảng như vậy thì nếu lời bạn phải có lời bao nhiêu là xứng đáng. Người ta thường gọi tỉ lệ này là tỉ lệ phần thưởng / rủi ro.

 

Trong bài học tiếp theo, chúng ta sẽ bàn về Money Management – quản lý tiền và Risk Control – quản lý rủi ro  cũng như bạn nên giao dịch với tỉ lệ phần thưởng / rủi ro như thế nào là hợp lý.

 

4.3 Khi Fibonacci thất bại

 

Chúng ta đã từng nói rằng, các mức hỗ trợ và kháng cự cũng bị phá vỡ. Điều này cũng xảy ra đối với các mức Fibonacci.

 

Hãy xem một ví dụ khi Fibanacci thoái lui cho kết quả không đúng.

 

Bên dưới là biểu đồ 4 giờ của cặp GBP/USD.

 

Ở đây, bạn thấy rằng cặp tiền đang trong xu hướng xuống, và bạn quyết định sử dụng Fibonacci để giúp bạn tìm ra một điểm vào lệnh giao dịch tốt. Bạn vẽ từ đỉnh sóng tại 1.5383 tới đáy sóng tại 1.4799.

 

Bạn thấy rằng cặp tiền tệ đang dao động tại mức 50.0% trong khoảng thời gian vài nến.

 

Bạn tự nhủ : “Oh, đó là mức 50.0% Fibonacci, nó đang bị giữ lại, đây là lúc nên bán ra”

 

Bạn bắt đầu bán GBP/USD và mơ màng về việc sẽ mua gì với số tiền kiếm được.

Bây giờ, nếu thực sự đã đặt một lệnh tại mức trên, không chỉ giấc mơ của bạn sẽ tan thành mây khói, mà tài khoản của bạn cũng sẽ gặp vấn đề lớn nếu bạn không có quản lý rủi ro!

 

Hãy xem cái gì xảy ra

Nó cho thấy rằng đáy sóng đã là đáy của xu hướng xuống và thị trường đang chuyển sang xu hướng lên đến đỉnh sóng.

 

Bài học ở đây là gì ?

 

Khi mức Fiboancci thực sự mang lại cho bạn cơ hội cao hơn để giao dịch thành công, nhưng cũng như các công cụ kỹ thuật khác, chúng không phải lúc nào cũng chính xác. Bạn cũng không biết giá sẽ đổi chiều ở mức 38.% trước khi quay trở lại xu hướng.

 

Một vấn đề thường gặp trong việc sử dụng Fibonacci là xác định đỉnh và đáy sóng.

 

Mọi người có cách nhìn biểu đồ khác nhau, trong một khung thời gian khác nhau, và có những quan điểm phân tích cơ bản của riêng họ, do đó cũng có những ý kiến khác nhau về đỉnh hay đáy sóng.

 

Điểm mấu chốt là không có một quy luật tuyệt đối nào, đặc biệt khi xu hướng trên biểu đồ không rõ ràng. Đôi khi nó giống như đoán mò vậy.

 

Đó là lý do tại sao bạn cần phải trau dồi kỹ năng và kết hợp công cụ Fibonacci với các công cụ khác để giúp bạn tìm ra được khả năng thành công cao hơn.

 

Trong bài học tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn sử dụng công cụ Fibonacci kết hợp với dạng khác của mức hỗ trợ, kháng cự và nến.

HOTLINE

0333364575
zalo
zalo Chat với tư vấn viên Gọi điện