Cơ bản

LEVEL 1-BÀI 5: GIAO DỊCH FOREX THẾ NÀO? ( PHẦN 1 )

Ngày 25-10-2024 Lượt xem: 691

Trong thị trường ngoại hối, công việc của bạn là mua bán ngoại tệ. Công việc được thực hiện rất đơn giản và thuận tiện hơn nhiều so với giao dịch chứng khóan; và nếu bạn có kinh nghiệm về chứng khoán thì bạn càng dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu thị trường này.

 

5.1 Kinh doanh trong thị trường Forex

 

Trong thị trường ngoại hối, công việc của bạn là mua bán ngoại tệ. Công việc được thực hiện rất đơn giản và thuận tiện hơn nhiều so với giao dịch chứng khóan; và nếu bạn có kinh nghiệm về chứng khoán thì bạn càng dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu thị trường này.

Mục tiêu của việc giao dịch ngoại hối là trao đổi 1 loại tiền tệ này với 1 loại tiền tệ khác với mong muốn tỉ giá giữa cặp tiền này sẽ thay đổi và giá trị đồng tiền bạn bán ra sẽ có giá hơn so với lúc mua vào.

Một ví dụ cụ thể: Bạn mua EUR và mong đợi lợi nhuận

 

 

Tỉ giá ngoại hối là tỉ giá giữa một đồng tiền khi so sánh với đồng tiền khác. Một ví dụ, tỉ giá USD/CHF cho thấy bao nhiêu USD mới mua được 1 Franc Thụy Sĩ, hoặc ngược lại.

Trong Forex, tiền tệ luôn đứng dưới dạng 1 cặp. Lý do là trong mỗi giao dịch bạn phải bán một loại tiền và mua một loại tiền khác ngay lập tức. Đây là một ví dụ giữa đồng Bảng Anh và USD:

GBP/USD = 1.7500

Với tỉ giá trên, bạn phải trả 1.75 USD để mua 1 đồng bảng Anh.

.Long/Short

Trước hết bạn phải xác định bạn muốn mua hay bán.

Nếu bạn muốn mua 1 loại tiền tệ ( thường sẽ là mua 1 đồng tiền chính và bán một đồng tiền kèm theo), bạn sẽ mong muốn giá trị đồng tiền mình mua sẽ tăng và sau đó bạn bán lấy khoảng chênh lệch. Hay trong thuật ngữ giao dịch sẽ là “vị trí mua” hay “long position”. Trong thuật ngữ Forex: “long = buy”

Nếu bạn muốn bán ( nghĩa là bạn bán đồng tiền chính và mua đồng tiền kèm theo), bạn mong muốn đồng tiền bạn bán sẽ mất giá và sau đó bạn mua lại chính đồng đó để ăn mức chênh lệch. Nó còn gọi là vị trí bán hay “short position”. Trong thuật ngữ Forex “short = sell”

Bid/Ask

Tất cả các cặp tiền tệ đều có tỉ giá 2 chiều, giá bid = giá mua và giá ask = giá bán. Giá bid luôn thấp hơn giá Ask. Giá bid là tỉ giá mà thị trường muốn mua đồng tiền chính trong cặp tiền. Đây là tỉ giá mà bạn muốn bán cho thị trường.

Giá ask là giá mà thị trường muốn bán đồng tiền chính trong cặp tiền tệ. Đây là tỉ giá mà bạn mua từ thị trường.

Sự chênh lệch giữa giá bid và giá ask được gọi là spread

Tôi không đủ tiền để mua $10.000 EUR. Tôi có thể giao dịch được không?

Bạn có thể chứ! Với số tiền kí quĩ ban đầu bạn có thể giao dịch nhờ vào việc mượn tiền của ngân hàng. Nhờ đó bạn có thể mở 1 tài khoản 10.000$ hay 100.000$ chỉ với kí quĩ 100$ hay 1.000$.

Số tiền kí quĩ sẽ tương ứng với số lot có thể giao dịch. Bây giờ, bạn chỉ cần tập trung vào thuật ngữ “lot” là số tiền nhỏ nhất mà bạn có thể mua. Khi vào siêu thị mua trứng bạn không thể mua 1 quả mà phải mua 1 tá 12 trứng hay còn gọi là 1 “lot” trứng. Trong Forex, thật không tưởng khi mua bán tiền tệ với chỉ 1 hay 2 USD, bạn phải giao dịch thông thường với 1 lot khoảng 10.000$ đến 100.000$ tùy vào loại tài khoản bạn chọn.

Ví dụ:

Bạn tin rằng GBP có dấu hiệu tăng trên thị trường so với USD. Bạn đặt lệnh mua 1 lot (100.000$) với 1% tiền ký quĩ là 1.000$ và ngồi chờ tỉ giá tăng vọt. Điều này nghĩa là bạn có thể kiểm soát 1 lượng tiền tệ 100.000$ hay giá trị bảng Anh tương đương chỉ với 1.000$ kí quĩ. Dự đoán của bạn chính xác và bạn quyết định đóng lênh tại giá 1,05050. Bạn thu về được lợi nhuận 50 pip, tương đương 500$ ( 1 pip là 1 điểm nhỏ nhất của tiền). Và với vốn đầu tư 1000$, bạn đã tạo ra được tỉ lệ lợi nhuận 50%. Lợi nhuận của bạn là 500$ trên số vốn 1000$ đầu tư, đáng nể phải không?

 

 

Khi bạn quyết định đóng lệnh, khoản kí quĩ bạn đã đặt sẽ trở về tài khoản của bạn và kèm với lợi nhuận đạt được hoặc trừ đi khoản lỗ bạn mất. Lợi nhuận hay thua lỗ sẽ tính vào tài khoản của bạn.

Lãi suất

Lãi suất trong Forex không giống như trong các thị trường khác. Người giao dịch sẽ trả hoặc nhận lãi suất hàng ngày nếu giao dịch qua thời điểm 5pm EST. Nếu bạn không muốn được / mất phí lãi suất cho giao dịch của bạn, bạn chỉ cần đóng lệnh giao dịch trước 5pm giờ EST, đây là thời điểm cuối ngày.

Mỗi khi giao dịch tiền tệ, bạn sẽ vay một loại tiền để mua một loại tiền khác, vì vậy lãi suất vay là bắt buộc. Lãi suất bạn sẽ phải trả cho việc vay mượn tiền để giao dịch, và bạn cũng sẽ thu về được một khoản lãi suất từ phía loại tiền bạn mua. Nếu loại tiền được mua trong giao dịch có lãi suất cao hơn loại tiền bạn vay, bạn sẽ thu được một khoản lợi nhuận – và giao dịch sẽ có lợi cho bạn nếu bạn để qua ngày. Đây cũng là một yếu tố đáng chú ý.

Giao dịch tài khoản “Ảo”

Bạn có thể mở 1 tài khoản ảo miễn phí. Tài khoản này có chức năng không khác gì một tài khoản thật với đầy đủ đồ thị, công cụ và các phân tích với số liệu thật, khả năng tương tác thật. Tuy nhiên đây là tài khoản không mục đích kinh doanh vì nó giúp bạn có thể học và lấy kinh nghiệm từ sàn thật sự để bạn có đủ tự tin bước vào sàn thật. Tài khoản này sẽ thử nghiệm trình độ và giảm rủi ro cho bạn khi ra sàn thật sự.

Bạn phải chơi tài khoản ảo ít nhất 2 tháng trước khi bạn nghĩ đến việc đặt tiền của mình vào giao dịch thật sự. Vâng, bạn phải chơi tài khoản ảo ít nhất 2 tháng trước khi bạn nghĩ đến việc đặt tiền của minh vào giao dịch thật sự.

Và bạn cam kết “giảm thiểu rủi ro tối đa”

Vì thế, xin bạn hãy tự nhủ với mình là ” Tôi sẽ chơi thử 2 tháng trước khi bắt đầu chơi thật”

Và bạn luôn chắc chắn rằng “Tôi thông minh và tôi là một người chơi cẩn thận”

 


 

5.2 Những thuật ngữ thường dùng

 

Thuật ngữ-Nghĩa

AUD: Đô la Úc

CAD: Đô la Canada

EUR : Euro

JPY : Yên Nhật

GBP: Bảng Anh

CHF: Franc Thụy Sĩ

Accrual :  Lợi nhuận sau khi giao dịch kết thúc

Arbitrage  : Nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ dựa vào sự biến động tỉ giá giữa 1 cặp tiền tệ

At best : Chỉ dẫn cho mức giá tốt nhất

At risk : Đang có rủi ro và cho thấy nguy cơ thua lỗ

Authorized Dealer : Tổ chức tài chính / ngân hàng đứng ra kinh doanh ngoại hối

Average : Chỉ số trung bình

Bear : Người kỳ vọng thị trường xuống

Bear Market : Thị trường xuống

Bull : Người kỳ vọng thị trường lên

Bull Market : Thị trường lên

Bid / Ask : Giá mua / Giá bán

BOJ (Bank of Japan) : Ngân hàng quốc gia Nhật

Black Friday : Ngày thứ sáu đen tối -> thị trường tài chính rớt giá thảm hại ( những đợt khủng hoảng tiền tệ)

Bretton Woods Accord of 1944 : Thỏa ước về trao đổi tiền tệ năm 1944

Broker : Người môi giới

Bulge : Giá tăng nhanh nhưng chỉ nhất thời

Bundesbank : Ngân hàng trung ương Đức

Cable Cặp GBP/USD

Call Rate : Tỉ giá lãi xuất qua đêm

Candlestick Chart : Biểu đồ thể hiện tỉ giá trong ngày

Cash Delivery : Giao dịch trong ngày

Cash Market : Thị trường tiền mặt

Cash Reserve : Dự trữ tiền mặt

Chartist : Chuyên gia phân tích chỉ số và biểu đồ

Commission : Khoản phí trả cho môi giới sau mỗi giao dịch

Commodity Price Index (CPI ) : Chỉ số giá hàng hóa

Conversion currency : Tiền có thể tự do chuyển đổi mà không có sự can thiệp đặc biệt của ngân hàng trung ương

Correspondent: Bank Ngân hàng được ủy thác

Cross Rate: Tỉ giá chéo

Currency Pair : 1 cặp tiền tệ tạo nên tỉ lệ hoán đổi ngoại tệ. VD : EUR/USD

Base Currency : Loại tiền đứng đầu trong cặp tiền tệ. VD: EUR trong cặp EUR/USD

Counter Currency : Loại tiền đứng sau trong cặp tiền tệ. VD: USD trong cặp EUR/USD

Cross Currency Pairs :  Cặp tiền tệ không bao gồm đồng USD. Vd: GDB/CHF

Currency Risk : Rủi ro

Currency Option : Hợp đồng với tỉ giá cụ thể

Currency Swaption : Sự lựa chọn tham gia TT ngoại tệ

Currency Warrant : Giao dịch Long time trên 1 năm

Daily Cutoff : Thời điểm giao dịch cuối ngày

Deficit :  Thâm hụt

DEF Day Trading :  Giao dịch trong ngày

Depreciation :  Sự giảm giá

Dollar Rate : Tỉ giá đồng USD

Earning The Points : Điểm thu được lợi nhuận

Economic Indicator:  Những chỉ số kinh tế tác động đến tỉ giá hối đoái : tỉ lệ thất nghiệp, GDP, lạm phát…

EMS  : Hệ thống tiền tệ Châu Âu

End Of Day Order – EOD :  Lênh đặt mua / bán với giá cố định có hiệu lực cho đến cuối ngày ( 5pm ET )

European Central Bank (ECB) :  Ngân hàng dự trữ Châu Âu

European Monetary System (EMS)  : Hệ thống tiền tệ Châu Âu

European Monetary Unit  : Đồng Euro

European Joint Float : Sự thả nổi tiền tệ của Châu Âu ( Smithsonian 1978)

Exchange Rate Risk : Nguy cơ thua lỗ

Federal Reserve (Fed) : Cục dự trữ liên bang Mỹ

Fed Fund Rate : Lãi suất của ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ

Fisher Effect : Hiệu ứng Fisher – quan hệ giữa lãi suất và tỉ giá trao đổi

Fixed Exchange Rate : Tỉ giá cố định ( thiết lập năm 1944 và tồn tại đến 1970 khi tỉ giá thả nổi được chấp nhận

Flat / Square : Không giao dịch

Floating Rate Interest : Lãi suất thả nổi

Foreign Exchange (or Forex or FX) : Thị trường hoán đổi ngoại tệ ( Thị trường ngoại hối )

Forward : Giao dịch trong tương lai

Fundamental Analysis : Phân tích biến động thị trường theo kinh tế và theo tin

Futures Market  : Thị trường hợp đồng futures

Technical Analysis Phân tích biến động thị trường theo kỹ thuật

G7 : 7 nước công nghiệp dẫn đầu thế giới ( Theo thứ tự) : Mỹ, Đức, Nhật, Pháp, Anh, Canada, Ý

GMT : Giờ quốc tế được tính theo giờ London làm mốc

Gross Domestic Product (GDP) : Tổng sản phẩm nội địa

Gross National Product (GNP) : Tổng sản phẩm quốc gia

Hedging : Lệnh bảo toàn rủi ro – chiến lược bù đắp rủi ro đầu tư

High/Low : Giá cao nhất và thấp nhất trong ngày ( tính đến thời điểm hiện tại )

Hit the bit : Giá được chấp nhận để mua bán theo thị trường

Holding the market : Duy trì thị trường ( nghiệp vụ của các ngân hàng)

House Call : Lệnh gọi vốn của công ty môi giới

International Monetary Fund (IMF):Quĩ tiền tệ quốc tế ( ra đời năm 1946)

Inflation : Lạm phát – Khi giá cả tăng vọt

Initial Margin : Số tiền ký quỹ ban đầu cần phải có trong tài khoản

Interbank Rates : Lãi suất

 

5.3 Tìm hiểu về Pip và Lot

Bài học hôm nay của chúng ta sẽ có liên quan chút ít đến tính toán. Bạn đã được nghe qua về khái niệm “pips” và “lots” ? Bài này sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn cũng như cho bạn thấy “pips” và “lots” được tính toán như thế nào.

Hãy dành thời gian cho những điều cơ bản này trước. Bạn đừng vội giao dịch nếu như chưa cảm thấy thông suốt về những khái niệm này cũng như bạn cần hiểu rõ về cách tính lời (profit) và lỗ (loss)

 

PIP là gì ?

Pip được hiểu là 1 bước giá nhỏ nhất. Nếu tỉ giá EUR/USD từ 1.2250 lên 1.2251, đó là giá đã lên 1 PIP. Bạn sẽ tính toán lời và lỗ dựa trên số pip.

Với mỗi cặp tiền khác nhau, giá trị 1 pip có thể khác nhau. Với mỗi cặp tiền mà USD đứng trước, cách tính như sau :

Đối với cặp USD/JPY, 1 pip bằng 0.01

USD/JPY:

119.90

.01 chia tỉ giá = giá trị 1 pip

.01 / 119.90 = 0.0000834

Con số có vẻ rất dài, đừng lo ngại, chúng ta sẽ nói về lot size sau, và bạn sẽ thấy nó đơn giản hơn..

USD/CHF:

1.5250

.0001 chia tỉ giá = giá trị 1 pip

.0001 / 1.5250 = 0.0000655

USD/CAD:

1.4890

.0001 chia tỉ giá = giá trị 1 pip

.0001 / 1.4890 = 0.00006715

Trong trường hợp USD đứng sau trong 1 cặp tiền, chúng ta sẽ phải tính thêm 1 bước

EUR/USD:

1.2200

.0001 chia tỉ giá = giá trị 1 pip

.0001 / 1.2200 = EUR 0.00008196

nhưng chúng ta cần đổi lại ra USD, vì thế chúng ta thêm 1 bước tính :

EUR x tỉ giá (EUR?USD)

0.00008196 x 1.2200 = 0.00009999

Được làm tròn lên thành 0.0001

GBP/USD:

1.7975

.0001 chia tỉ giá = giá trị 1 pip

.0001 / 1.7975 = GBP 0.0000556

Chúng ta đổi ra USD :

GBP x tỉ giá (GBP/USD)

0.0000556 x 1.7975 = 0.0000998

Được làm tròn lên thành 0.0001

Khi nhìn lại quy trình tính toán trên, bạn tự đặt câu hỏi : tôi phải làm tất cả các bước tính toán này sao ?. Câu trả lời là KHÔNG. Hầu hết các sàn giao dịch sẽ làm việc này cho bạn. Bạn chỉ cần hiểu họ đã làm việc đó như thế nào mà thôi.

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về Lot size



 

LOT là gì ?

Giao dịch Forex được thực hiện theo đơn vị LOT. 1 lot chuẩn có giá trị = 100 000 USD. Một lot mini có giá trị 10 000 USD. Như bạn đã biết, mỗi thay đổi nhỏ nhất của tỉ giá được đo bằng đơn vị pip, và để giao dịch tạo ra những khoản lời/lỗ đáng kể, chúng ta cần giao dịch với một khối lượng tiền lớn.

Giả sử bạn giao dịch 1 lot có giá trị 100 000 USD. Chúng ta thử tính vài ví dụ xem khi giao dịch khối lượng 1 lot, thì 1 pip có giá trị thế nào

USD/JPY có tỉ giá 119.90

(.01 / 119.90) x $100,000 = $8.34 mỗi pip

USD/CHF có tỉ giá 1.4555

(.0001 / 1.4555) x $100,000 = $6.87 mỗi pip

Trong trường hợp USD đứng sau trong cặp tiền tệ, công thức có khác đi đôi chút.

EUR/USD có tỉ giá 1.1930

(.0001 / 1.1930) X EUR 100,000 = EUR 8.38 x 1.1930 = $9.99734 làm tròn lên 10 usd / pip

GBP/USD có tỉ giá 1.8040

(.0001 / 1.8040) x GBP 100,000 = 5.54 x 1.8040 = 9.99416 làm tròn lên 10 usd/ pip

Mỗi sàn giao dịch có thể có những quy ước riêng cho việc tính giá trị 1 pip, bạn có thể liên hệ với sàn mình đang giao dịch để biết chính xác giá trị này.

Tính lời và lỗ như thế nào ?

Như vậy bạn đã biết giá trị của pip được tính thế nào, bây giờ bạn sẽ học cách tính lời và lỗ.

Chúng ta mua USD và bán Francs Thụy Sỹ ( BUY USD/CHF)

Tỉ giá đang là 1.4525/1.4530. Vì bạn mua nên sẽ mua tại mức giá 1.4530.

Bạn mua 1 lot 100 000 USD giá 1.4530

Vài giờ sau, tỉ giá lên đến 1.4550 , bạn đã có lời và bạn quyết định thanh khoản giao dịch này.

Tỉ giá mới của USD/CHF là 1.4550/1.4555. Vì ngay từ đầu bạn đã vào lệnh mua, nên bây giờ khi bạn thanh khoản lệnh này, sẽ tương đương như bạn bán ra , vì thế giá bán khớp lệnh là 1.4550

Tỉ giá 1.4530 và 1.4550 chênh lệnh 0.0020 hay còn gọi là chênh lệch 20 pips

Sử dụng công thức mà chúng tôi đã cung cấp ở trên, bây giờ chúng ta có

(.0001/1.4550) x $100,000 = $6.87 per pip x 20 pips = $137.40

Hãy luôn nhớ khi bạn giao dịch vào và ra thị trường, bạn phải chịu thiệt thòi về chênh lệch giá mua/ bán. Khi bạn mua , bạn sử dụng giá ask, khi bạn sell, bạn sử dụng giá bid.

Như vậy khi bạn vào thị trường bằng lệnh Mua, bạn sẽ chịu thiệt spread ngay khi vào thị trường ( giá trên biểu đồ + spread), nhưng đến khi ra thoát khỏi thị trường, bạn sẽ không phải trả spread nữa ( ra đúng giá trên biểu đồ). Ngược lại, khi bạn vào thị trường bằng lệnh Bán, bạn sẽ không chịu thiệt spread lúc vào lệnh ( vào đúng giá spread trên chart), nhưng khi thoát khỏi thị trường, bạn sẽ chịu thiệt spread (giá trên biểu đồ + spread).

 

 

Tỉ lệ đòn bẩy là gì ? ( Leverage)

 

Chắc bạn đang thắc mắc , với một nhà đầu tư nhỏ như bạn, bạn đào đâu ra số tiền 100 000 USD để giao dịch 1 lot. Hãy tưởng tượng sàn giao dịch của bạn lá 1 ngân hàng. Họ cho bạn vay 100 000 USD để mua tiền tệ và chỉ yêu cầu bạn đưa họ 1000 USD tiền đặt cọc. Quá tuyệt đến mức khó tin đúng không ? Đó là sự thật vì Forex cho bạn sử dụng tỉ lệ đòn bẩy.

Lựa chọn sử dụng tỉ lệ đòn bẩy bao nhiêu phụ thuộc vào việc sàn giao dịch cho phép tỉ lệ nào cũng như bạn cảm thấy tỉ lệ bao nhiêu là phù hợp với bạn nhất.

Thông thường các sàn giao dịch yêu cầu bạn một số vốn tối thiểu để bắt đầu giao dịch. Họ cũng sẽ quyết định số tiền bạn cần đảm bảo trong tài khoản là bao nhiêu để có thể giao dịch 1 lot.

Ví dụ, với mỗi 1000 USD trong tài khoản, bạn được phép giao dịch 1 lot có giá trị 100 000 USD. Như vậy nếu bạn có 5000 USD trong tài khoản, bạn được cho phép giao dịch đến 500 000 USD ( 5 lots).

Số tiền ký quỹ cho mỗi lot sẽ khác nhau tùy theo quy định của từng sàn. Trong ví dụ trên, sàn giao dịch yêu cầu ký quỹ 1% (1:100). Điều đó có nghĩa là cho mỗi giao dịch trị giá 100 000 USD, bạn cần có trong tài khoản 1000 USD để đặt cọc.

 

 

Margin Call là gì ?

Trong trường hợp tiền trong tài khỏan của bạn xuống dưới mức yêu cầu đặt cọc, sàn giao dịch sẽ tự động đóng 1 vài hoặc tất cả các lệnh bạn đang giao dịch. Điều này tránh việc tài khoản của bạn còn số âm nếu thị trường giao động ngược chiều với dự đoán của bạn quá xa.

Ví dụ 1 :

Bạn mở 1 tài khoản giao dịch chuẩn ( không phải tài khoản giao dịch lot mini) với số tiền 2500 USD ( thực ra đây là số tiền khá rủi ro cho việc giao dịch lot chuẩn). Bạn giao dịch 1 lệnh EUR/USD với số tiền ký quỹ đặt cọc 1000 USD. Khi bạn chưa vào thị trường, bạn có 2500 USD trong tài khoản, khi bắt đầu giao dịch 1 lot, tiền bạn đã đặt cọc cho 1 lot giao dịch đó là 1000 USD (used margin), như vậy tiền còn có thể đặc cọc tiếp cho các giao dịch tiếp theo là 1500 USD ( usable margin)

Khi giao dịch của bạn bị lỗ xuống hết 1500 USD, bạn sẽ bị margin call ( báo thiếu tiền ký quỹ).

Nhớ chắc chắn rằng bạn đã phân biệt rõ sự khác nhau giữa used margin và usable margin.

Nếu giá trị tài khoản của bạn (equity) rơi xuống gần hết usable margin vì giao dịch đang bị thua lỗ, bạn cần nạp thêm tiền vào tài khoản để tránh việc giao dịch của bạn sẽ tự động bị thanh khoản.

Vì vậy, khi bạn quyết định giao dịch gần ranh giới margin bắt buộc, bạn cần biết rõ chính sách của sàn giao dịch về số tiền cần ký quỹ.

Việc chọn mức ký quỹ bao nhiêu là một đề tài được tranh luận nhiều, cũng như có những ý kiến cho rằng sử dụng tỉ lệ đòn bẩy càng cao thì càng nguy hiểm. Tất cả phụ thuộc vào cá nhân nhà giao dịch.. Điều quan trọng bạn phải nhớ là cần hiểu về chính sách margin của sàn giao dịch trước khi bắt đầu cũng như hãy giao dịch với một tỉ lệ đòn bẩy mà bạn cảm thấy có thể chấp nhận được rủi ro của nó.

Tỉ lệ đòn bẩy thường được viết dưới dạng tỉ lệ : ví dụ 1:100, 1:200, 1:500. Cũng có một số sàn viết theo cách khác : 200:1 hoặc 100:1.

 

HOTLINE

0333364575
zalo
zalo Chat với tư vấn viên Gọi điện